GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA


Ngọc Bảo
Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Bởi lẽ nếu buông lỏng sự quản lý của Đảng trên lĩnh vực văn hóa sẽ dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được. Để thực hiện vấn đề này cần tập trung vào một số nội dung sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Thường xuyên nâng cao nhận thức về nội dung, đặc trưng và vai trò của văn hóa trong phát triển, về trách nhiệm thực thi các vấn đề văn hóa của các cấp ủy, chính quyền, các cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, cán bộ trực tiếp chỉ đạo, quản lý lĩnh vực văn hóa ở các cấp.
Thứ hai, coi trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong các cơ quan của bộ máy nhà nước. Làm rõ các nội dung phù hợp yêu cầu thực tiễn, đưa nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng cấp ủy các cấp, từng địa phương, từng ngành, từng tổ chức đoàn thể, đơn vị cư trú. Chú ý mục tiêu tính văn hóa trong hoạt động của Đảng, Nhà nưóc, của toàn hệ thống chính trị và mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đề cao vai trò, tính gương mẫu cũng như làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu, các cá nhân, tập thể trong thực hiện nhiệm vụ nhằm xây dựng và hoàn thiện nhân cách văn hóa công vụ, xây dựng văn hóa trong bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, công chức, đảng viên.
Thứ ba, tổ chức tốt công tác xây dựng Đảng và tổ chức cán bộ trong các cơ quan, đơn vị hoạt động văn hóa. Thường xuyên bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng cho đội ngũ làm công tác văn hóa, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Xây dựng cơ chế lãnh đạo, quản lý khoa học, bảo đảm được định hướng chính trị, khắc phục những hiện tượng mất dân chủ hoặc can thiệp thô bạo đối với hoạt động văn hóa hoặc thả nổi, không phê phán những sản phẩm, tác giả đi ngược lại các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị tốt đẹp của dân tộc và cách mạng. Cấp ủy đảng các cấp có kế hoạch định kỳ làm việc với lực lượng làm công tác văn hóa, sáng tạo và hoạt động văn học, nghệ thuật cũng như nhân dân tại các địa phương nhằm quán triệt tốt định hướng, chủ trương phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước.
Thứ tư, phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội, vai trò của Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật ở Trung ương và các hội văn học, nghệ thuật ở địa phương trong việc tập hợp, tổ chức và động viên sự sáng tạo của nhân dân, của độỉ ngũ văn nghệ sĩ. Khuyến khích các tài năng trẻ, tôn vinh xúng đáng những văn nghệ sĩ có công lao đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa.
Thứ năm, bám sát thực tiễn, thường xuyên tổng kết công tác thực tiễn, rút kinh nghiệm sâu sắc để bổ sung các chủ trương về văn hóa phù hợp với yêu cầu đặt ra, kịp thời nắm bắt và xử lý tốt các “điểm nóng” trên lĩnh vực văn hóa.

Nhận xét