Vũ Ngọc Ánh: “Dân chợ giời” nhảy vào làng chính trị


Vũ Ngọc Ánh và bài viết “ Việt Nam, không lý tưởng, chẳng quốc gia chỉ là nơi kiếm tiền” trên trang Blog, Dân làm báo ( ngày 6/1/ 2020) là dân chợ, không phải dân làm báo hay chính trị. Một quốc gia, dân tộc có mục tiêu lý tưởng rất rõ ràng, có tên tuổi trên bản đồ thế giới, thành viên của Hội đồng Liên hiệp quốc,v.v, mà ông mê sảng hay sao.
Với một quốc gia, dân tộc có đày đủ các yếu tố cấu thành như thể lãnh thổ; thể chế kinh tế, chính trị; có hệ tư tưởng; có hệ thống chính trị; văn hóa, dân tộc,v.v rất cụ thể. Ấy thế mà ông lại gọi là “ nơi kiếm tiền”, thật đúng ông là “dân chợ”, không hơn, không kém. Ông mắc “căn bệnh chợ” mà không biết dấu mình. Ngôn ngữ chợ giời thật lố bịch. Ông chẳng hiểu lịch sử, đặc biệt là lịch sử dân tộc hào hùng trong chống giặc ngoại xâm, mà hiện nay gần trăm triệu con người Việt Nam đang tiếp nối, sáng tạo đẻ bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ông không chỉ không hiểu, mà còn có thái độ không trong sáng cho nên mới cố tình gây rối cộng đồng mạng, đánh lừa những người dân ít hiểu biết; rũ rối thông tin, xuyên tạc sự thật lịch sử. Ông đã tầm thường hóa nhận thức con người Việt Nam một cách thiếu hiểu biết.
          Nếu theo lô gích ấy, thì ông cũng không cần phải sống bằng đồng tiền bố thí của bọn quan thày nào đó hay bọn phản động lưu vong để trở thành người làm ăn chân chính, giàu có và được tôn vinh ở Việt Nam. Căn bệnh của ông thật khó chữa, bởi vì ông có tài cán gì để kiếm tiền bằng con đường chan chính để nuôi thân. Ý ông là muốn lập đổ được chế độ hay làm thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội hay thay được hệ tư tưởng cách mạng, khoa học ở Việt Nam rồi ông trở thành người kiếm tiền trên xương máu của người lao động thì mới khỏi căn bệnh kinh niên ấy. Còn không thì chắc ông sẽ còn liên tục tung hô theo giọng điệu ấy như “ sói” kiếm ăn hàng ngày không kiểu này thì kiểu khác. Một kẻ không hiểu về chính trị, giọng chợ giời lại còn ẩn chứa bên trong âm mưu vô nhân đạo như vậy thì lấy đâu được gọi là “ người” nữa.  
Nguyễn Văn Den

Nhận xét