CHUYỆN NỰC CƯỜI


Những năm 2016 – 2018, rộ lên phòng trào tuyệt thực & đòi tự thiêu của nhóm dân chủ giả cầy để “tìm công lý”. Tiêu biểu nhất cho chương trình này là Bùi Thị Minh Hằng, nhà dân chủ 80kg từng đứng giữa đồng Văn Giang oang oác với người dân, rằng cả thế giới xem fb của thị!
Nó trở thành một câu chuyện hài hước cho cư dân mạng, bởi lẽ thay vì ngăn cản hay xót thương, thì người ta tranh nhau động viên cổ vũ, thậm chí rất nhiều người còn tuyên bố sẽ góp thêm xăng cho các nhà dân chủ, đặng công cuộc tự thiêu được tiến hành mau lẹ hơn, hiệu quả hơn.
Tất nhiên là không bao giờ có chuyện đó xảy ra, và đám ngáo này vẫn sống khỏe, sống vui dưới mái ấm thiên đường XHCN.
***
Trong các Nhà Thờ ở HN và Nghệ An, Hà Tĩnh, đám linh mục công khai thách thức chính quyền, họ đi thêm một bước táo bạo nữa là thậm chí tổ chức quay phim ghi hình và cho phát tán những nội dung phỉ báng đó. Xúc phạm Hồ Chủ tịch – lãnh tụ vĩ đại của đất nước, thổi phồng các sự cố xã hội, tấn công trực diện vào chính quyền cơ sở.
Phía trong là Nhà thờ, phía ngoài là hệ thống các nhà dân chủ đểu, những sự cố như Formosa được tận dụng triệt để. Những Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục tổ chức cho con chiên tụ tập biểu tình phá rối, những Hương Trà, Bùi Thanh Hiếu nhận trách nhiệm phát tán truyền thông, Formosa trở thành cơ hội trời cho để cụm giáo dân cực đoan ở Nghệ Tĩnh bám lấy và biến thành cơ hội được công khai đối kháng với chính quyền, xa hơn là đối với chế độ.
Đỉnh điểm, lá cờ tổ quốc treo ở trụ sở của chính quyền nhân dân huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh đã bị gỡ bỏ, và thay vào đó, là lá cờ của Vatican. Quốc lộ IA đoạn qua huyện Kỳ Anh Hà Tĩnh bị tắc nghẽn, người biểu tình chặn đánh cả xe cứu thương, ném đá và gậy gộc về phía các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ ổn định tình hình.
Xét một cách sâu sắc, họ đang mong muốn nhận được sự đáp trả xứng đáng từ phía công an, quân đội, dù rằng miệng vẫn luôn luôn phát ngôn về một nỗi sợ đàn áp. Nhưng được đàn áp, luôn là mục đích của họ.
***
Khi ngược dòng lịch sử để suy ngẫm, ta bật cười và nhìn ra rằng, hình như đó là một sự bắt chước, nhưng rất tiếc lại bắc chước không đến tầm. Không đến tầm bởi yếu tố chân lý không có, yếu tố đạo đức không có, yếu tố nhân cách của người lãnh đạo không có, và ta nhìn ra sự hời hợt của những tác giả đạo diễn kịch bản, để rồi từ đó mà luận ra thực lực, mà luận ra mức độ quan tâm thực sự của những kẻ đang giấu mặt trong mưu đồ sử dụng cộng đồng công giáo cực đoan.
***
Năm 1963, khi mâu thuẫn giữa chế độ gia đình trị của dòng họ Ngô và bố Mỹ lên đến đỉnh điểm, người Mỹ đã rất muốn loại bỏ Ngô Đình Diệm như là một giải pháp để tiếp tục áp đặt ý chí Mỹ. Vấn đề là thời cơ, và điều họ mong chờ đã đến.
Ngày 6.6.1963, công điện được phát đi bởi Đổng Lý phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm yêu cầu cấm treo cờ tôn giáo tràn lan, bất chấp mới cách đó vài tuần, đồng bào giáo dân vẫn treo cờ tưng bừng trong lễ kỷ niệm 25 năm thụ phong cho Ngô Đình Thục, là giám mục, là anh trai của Ngô Đình Diệm.
Bức công điện được truyền đi theo “khẩu dụ của tổng thống” đã làm bùng nổ một sự kiện, mà sau này người ta gọi là “Biến cố Phật giáo 1963”, biến cố này đã góp phần làm chia rẽ sâu sắc thêm trong nội bộ của VNCH, cũng như trong mối quan hệ cha con giữa VNCH và Mỹ.
Ngay sau ngày lễ Phật đản, hàng ngàn phật tử đã xuống đường và tiến hành tụ họp ở chùa Từ Đàm [Huế]. Không phải ai khác, chính vị thượng tọa đáng kính Thích Trí Quang là người chủ trì buổi thuyết giảng, những lập luận về sự phân biệt đối xử tôn giáo được đưa ra, và tinh thần đấu tranh của các phật tử được đẩy lên cao độ.
Chính quyền xoa dịu bằng cách mời đoàn biểu tình về trụ sở của Đài phát thanh Huế để nghe chương trình phát thanh đặc biệt Lễ Phật đản, tuy nhiên, nội dung phát thanh lại là một bài viết khác với bài phát biểu dự tính của thượng tọa Thích Trí Quang. Một số phật tử đã bức xúc yêu cầu phải tôn trọng và cho đọc bài phát biểu này, nhưng đã bị từ chối.
Và sự phức tạp bắt đầu.
Người ta tập trung ở cổng đài, la hét phản đối, ném gạch đá, phá cổng, một số phật tử thậm chí đã trèo lên nóc đài phát thanh và cắm cờ phật giáo. Những người lính của chế độ Ngô Đình Diệm đã được trang bị súng để sẵn sàng, nhưng tất nhiên chưa có lệnh đàn áp.
Ngay lúc đó, xuất hiện một tiếng nổ lớn.
Sau tiếng nổ, 9 người chết tại chỗ, 14 người khác bị thương, chính quyền Ngô Đình Diệm thì cho rằng đó là chiêu trò của những người Cộng Sản, cố tình trà trộn và kích nổ để kích động đám đông. Phía các phật tử thì ngược lại, tất nhiên họ cho rằng đó là sản phẩm của hệ thống an ninh VNCH, được cho nổ để giải tán, đàn áp. Sau này, người thiếu tá VNCH - chỉ huy lực lượng an ninh hôm đó, đã bị bắt, và bị chính quyền Thiệu ép phải khai rằng đó là lệnh từ giám mục Ngô Đình Thục, lệnh cho ông ta phải nổ để đàn áp Phật giáo. Ông này đã kiên quyết từ chối, và thực tế rằng cũng không có cơ sở nào để khẳng định rằng đó là tác phẩm của anh em nhà Ngô Đình.
Mãi về sau, xuất phát từ các tài liệu của Trần Kim Tuyến, người ta mới biết được chính xác thủ phạm của vụ nổ. Không ai khác ngoài CIA, thủ phạm trực tiếp là một viên đại úy mang tên Scott. “Đại úy CIA Scott đi từ Đà Nẵng ra Huế để thực hiện một “công việc trọng đại” do Cục tình báo Trung ương giao phó. Scott đã đặt “một chất đặc biệt, thể tích không lớn hơn bao quẹt và có bộ phận điều khiển”.
***
Vụ nổ chấn động này đã thổi bùng lên một ngọn lửa đấu tranh chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam của Cộng đồng Phật giáo chống lại chính quyền trong suốt thời điểm kể từ khi xảy ra vụ nổ, cho đến khi chế độ Diệm sụp đổ hẳn, vào cuối 1963.
Biểu tình lan đi từ Huế, và đỉnh điểm là ở Sài Gòn, đánh dấu bằng hành động tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức. Cần phải lưu ý rằng, sau vụ tự thiêu này, còn có 8 vụ tự thiêu khác của các hòa thượng, phật tử khác. Chính quyền Diệm thì cho rằng, tất cả chỉ là màn kịch được đạo diễn bởi Cộng Sản. Ngu ngốc hơn nữa, Trần Lệ Xuân lại diễu cợt công khai trên báo chí về vụ tự thiêu, bà ta gọi rằng đó là một bữa “thịt nướng”.
Những tuyên bố ngoa ngôn và thiếu nhạy cảm mang tính đàn bà đái ngồi này đã góp phần làm cho làn sóng chống đối lên cao. Và ngày 20/8/1963, chính quyền Diệm phát lệnh đàn áp. Chính xác hơn, người trực tiếp phát lệnh đàn áp là Ngô Đình Nhu, Nhu sử dụng một lực lượng riêng của mình gọi là “cảnh sát đặc biệt”, cho mặc đồ quân đội, tấn công vào chùa Xá Lợi, đập phá cướp bóc nhà chùa, làm bị thương hơn 30 người và bắt giữ hơn 1400 người.
Đấy chính là giọt nước tràn ly, là cái cớ cho Mỹ củng cố thêm quyết tâm loại bỏ Ngô Đình Diệm, tất nhiên nhân danh tôn giáo. Điều rất thú vị là trong tình huống này, để loại bỏ con cưng của mình, Mỹ sẵn lòng đứng ra bảo vệ cho tiếng nói của Phật giáo – vốn là một thứ tôn giáo chưa bao giờ được Mỹ mặn mà.
Nó còn rất nhiều chi tiết nữa, nhiều lý do chính trị nữa, nhưng trong khuôn khổ tôn giáo thì chỉ kể đến vậy cũng đủ. Kết quả là chế độ Diệm đã bị giật đổ bởi các tướng lĩnh dưới Diệm, và hẳn nhiên phải hiểu rằng, CIA mới thực sự là bàn tay ma thuật phía sau.
Diệm & Nhu ăn kẹo đồng, chết tốt.
***
Lịch sử trôi qua, ta nhìn về những Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Quảng Đức bằng những ánh nhìn kính trọng & ngưỡng mộ. Họ có lý do để phản kháng bởi sự kỳ thị Phật giáo của Diệm là quá rõ ràng, họ có cớ để phản kháng bởi những đàn áp và thương vong cụ thể, đặc biệt hơn, họ có những trái tim vì đạo, vì dân tộc đích thực, nên họ sẵn sàng tìm đến cái chết thật sự để thức tỉnh và kết nối những người còn sống. Đó là sự cao đẹp và cao thượng, có tâm và có tầm thực sự.
Họ nói tự thiêu là tự thiêu thật, một người chưa đủ sức mạnh thì người kia sẵn sàng chết theo, họ tự thiêu cho đến khi lương tri phải thức tỉnh mới thôi. Phải thừa nhận rằng, đó là những điều vĩ đại!
Và ít ai để ý, trái tim của Thích Quảng Đức, vị hòa thượng tự thiêu năm nào, đến nay vẫn còn và còn mãi. Đó là một vật-thể bền vững tuyệt đối. Xin mời sử dụng google để kiểm chứng.
***
Những năm 2000, một nhóm công giáo ở Nghệ Tĩnh & bầy đàn dân chủ đểu cũng manh nha bắt chước các tiền bối Phật giáo xa xưa. Nhưng bắt chước sao được bởi cái tâm và cái tầm không có, lý tưởng phản dân tộc, lý do phản thực tế. Các hăm dọa tự thiêu chưa rời khỏi bàn phím đã có người đứng ra quyên góp xăng, cố tình ghi hình nhục mạ chính quyền để tuồn ra ngoài thì nhận được sự phản ứng cười mỉm ngao ngán của xã hội.
Không ai tin được loại như Đặng Hữu Nam hay Nguyễn Đình Thục, hay râu dài hơn như Nguyễn Thái Hợp, lại sẵn sàng cống hiến tính mạng của mình cho lý tưởng. Và khi đã rõ vấn đề, cũng không ai tin rằng chính quyền Cộng Sản lại thơ ngây tới mức sa vào bẫy kích động bạo loạn đối kháng với đám chăn chiên. Cà-khịa, suy cho cùng vẫn là cái võ quá cao đối với mấy cái đầu cò con núp trong nhà thờ.
Dẹp chiêu bài sử dụng Formosa đi hỡi các người anh em công giáo cực đoan trên hai địa bàn của Nghệ Tĩnh, bài đấy cũ rồi, hehe.

Nhận xét