ỨNG PHÓ VỚI KẾ SÁCH “VIỄN GIAO CẬN CÔNG” CỦA TRUNG QUỐC TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG



HT
Kế “Viễn giao cận công”, có nghĩa là ở xa thì giao thiệp, ở gần thì dùng vũ lực. Kế này có nguồn gốc từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, bản chất lý luận của kế này chỉ ra rằng: đối với nước xa thì nếu gây chiến tranh, với điều kiện ngăn cách về địa lý, không hợp với thủy thổ, quân lương khó vận chuyển, binh lính chết vì ốm đau và cho dù có thuận lợi chiếm được đất nước ở xa đó thì cũng chẳng thể chiếm được đất đai, lãnh thổ, không thể sát nhập vào đất của họ được. Ngược lại, đối với các nước ở gần là phải “cận công” vì có đủ mọi điều kiện thuận lợi, phù hợp với triết lý binh gia, nếu chiếm được, lấn được thì có thể nhập vào lãnh thổ của mình theo kiểu tằm ăn lá dâu hòng chiếm dần dần đất đai, biển đảo của nước khác.
Việt Nam nằm sát với Trung Quốc, nhiều đời nay kiên cường không khuất phục, không chấp nhận bị đô hộ nên luôn là đối tượng Trung Quốc muốn “cận công”. Tuy nhiên, cha ông ta đã vô cùng tinh anh, cương nhu phải phép, dụng binh tùy cơ, hợp với lẽ trời và lòng người nên dù đứng trước hiểm họa xâm lăng từ nhiều triều đại của phương Bắc, nhưng cha ông chúng ta vẫn giữ được giang sơn muôn dặm, để lại cho con cháu ngày nay.
Với mưu kế “Viễn giao cận công” rất thâm hiểm, Trung Quốc đã sử dụng bộ máy tuyên truyền khổng lồ và bày mưu bài bản để tuyên truyền về cái gọi là “chủ quyền Nam Sa” là hoàn toàn phi pháp và trái với luật pháp quốc tế; mọi tài liệu, chứng cứ và bản đồ Trung Quốc qua các triều đại đều chỉ chứng minh một điều rõ nét, không thể chối cãi đó là, cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Chính Trung Quốc thừa biết sự đuối lý của mình nên họ luôn lẩn tránh việc đưa các vấn đề biển đảo tại Biển Đông ra trước dư luận và công pháp quốc tế. Vì vậy, đại bộ phận cộng đồng quốc tế cần đủ tỉnh táo và sáng suốt để biết rõ chân lý, lẽ phải thuộc về Việt Nam. Chính phủ và nhân dân các nước trên thế ủng hộ chính nghĩa Việt Nam; ủng hộ chủ quyền biển, hải đảo Việt Nam trên tình thần Luật pháp quốc tế mà cụ thể là Công ước Lên Hiệp quốc về luật Biển 1982.
Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn làm hết sức mình đóng góp vào việc gìn giữ và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Đối với việc Trung Quốc mang tàu Hải Dương 8 vào vùng biển của Việt Nam, Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm này và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế". Yêu cầu Trung Quốc rút hết tàu thuyền ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam./.

Nhận xét