BÀN THÊM VỀ BẢN “PHÚC TRÌNH TOÀN CẦU 2019” CỦA HUMAN RIGHTS WATCH – TỔ CHỨC THEO DÕI NHÂN QUYỀN



                                                                                                                       HT
Theo thông lệ, mỗi năm Human Right Watch (viết tắt HRW) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đều có bản Phúc trình Toàn cầu, báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền của các quốc gia trên thế giới. Trong bản Phúc trình Toàn cầu 2019 được công bố ngày 17/01/2019 của tổ chức Theo dõi Nhân quyền trong năm 2018 về bản chất vẫn là một bản báo cáo thể hiện cách nhìn với những nội dung sai lệch, thiếu khách quan và đặc biệt là thiếu thiện chí, mang tính định kiến khi đánh giá về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Những viện dẫn mà HRW sử dụng đưa ra trong bản Phúc trình Toàn cầu 2019, chẳng khác gì so với những giọng điệu của những bản Phúc trình trước đây,  những ngôn từ quen thuộc như: “nhà bất đồng chính kiến”, “đàn áp”, “tra tấn”, “nghiêm trọng”... được nhai đi, nhai lại nhiều lần trong bản Phúc trình. Để viện chứng cho “nhà bất đồng chính kiến” Phúc trình liệt kê 12 đối tượng vốn là bị cáo trong các phiên tòa hình sự, bị tòa án xét xử năm 2018 về các tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hooih chủ nghĩa Việt Nam”, “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”... Thực tế, đây là những đối tượng bị bắt giữ và đưa ra xét xử đều là những kẻ cố tình lợi dụng tự do ngôn luận để đăng tải những bài viết có nội dung sai sự thật, nói xấu đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam”; xuyên tạc lịch sử, kích động nhân dân chống lại Nhà nước Việt Nam”, gây phương hại đến an ninh trật tự của đất nước Việt Nam”.
Những người soạn thảo và thông qua “Phúc trình” của tổ chức HRW đã cố rặn, đẻ ra thuật ngữ không ngượng mồm rằng: Việt Nam gia tăng chính sách “đàn áp có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản” trong năm 2018, như cản trở các quyền tự do biểu đạt, chính kiến và ngôn luận; ngăn chặn các quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin; ngăn cấm các quyền tự do lập hội và nhóm họp hay hạn chế các hoạt động tự do thực hành tôn giáo…
Để xây dựng Báo cáo này, Tổ chức HRW đã dựa vào những thông tin bị xuyên tạc, bóp méo do một số tổ chức phản động lưu vong, cá nhân bất mãn, những đối tượng đã từng và đang chống đối Đảng, Nhà nước Việt Nam cung cấp để viện dẫn. Nhưng Human Right Watch đã cố tình phớt lờ và không thấy rằng: ở Việt Nam không có ai bị xử lý vì viết blog hay viết báo, chỉ có những đối tượng lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do Internet để gây mất ổn định xã hội, chống lại đất nước và nhân dân, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc, mới bị xử lý nghiêm khắc. HRW cần biết rằng, các quốc gia có chủ quyền trên thế giới đều có luật xử lý nghiêm khắc những hành vi lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống lại đất nước, làm trái pháp luật, kích động thù hận, bạo lực.
Như vậy, những thành viên thuộc Tổ chức HRW họ đã bị ảnh hưởng, chi phối bởi định kiến và sự khác biệt về quan điểm lịch sử, văn hóa đối với các sự việc liên quan đến quyền dân sự và chính trị cơ bản  ở Việt Nam và hơn nữa, với tư cách là tổ chức phi chính phủ, một tổ chức tư nhân nhưng HRW lại tự khoác cho mình trách nhiệm “giám sát tình hình nhân quyền trên toàn thế giới”. Với các chức trách tự nhận như vậy, HRW đã lợi dụng vấn đề nhân quyền để áp đặt, can thiệp vào công việc nội bộ nhiều nước, trong đó có Việt Nam bằng cách đưa ra các báo cáo, đánh giá sai trái, phán xét, dưới chiêu bài nhân quyền.

THIẾT NGHĨ HUMAN RIGHT WATCH, TRỰC TIẾP LÀ NHỮNG NGƯỜI SOẠN THẢO VÀ THÔNG QUA “PHÚC TRÌNH THƯỜNG NIÊN CẦN CÓ CÁI NHÌN, ĐÁNH GIÁ KHÁCH QUAN, TOÀN DIỆN VỀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM, ĐỒNG THỜI HÃY XÓA BỎ CÁI NHÌN THIỂN CẬN, SỰ KỲ THỊ, THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM./.


Nhận xét