PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM SAI TRÁI VỀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG LÝ LUẬN CỦA C.MÁC




Trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với chủ nghĩa xã hội nói chung Việt Nam nói riêng, chúng đã sử dụng nhiều thủ đoạn, nhưng gần đây chúng tập trung sử dụng thủ đoạn chống phá từ lý luận nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nhằm làm cho các đảng cộng sản "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
   Biểu hiện thủ đoạn trên, có một số người mặc dù chưa bao giờ tiếp cận đến kho tàng tri thức đồ sộ của C.Mác, song vẫn mù quáng tuyên bố là C.Mác bỏ quên vấn đề quan trọng nhất của mọi vấn đề chính là con người. Song trên thực tế, con người là điểm xuất phát và sự giải phóng con người là mục đích cao cả nhất của nghĩa Mác-Leenin. Khi các nhà kinh điển xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, xã hội thì đã nghiên cứu, phân tích về con người hiện thực, về hoạt động thực tiễn của con người trong đời sống xã hội. Trong Hệ tương tưởng Đức, rõ ràng là: Những tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền đề tùy tiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra. Các ông cho rằng, lịch sử không phải lấy con người làm công cụ để đạt đến mục đích, mà con người sáng tạo ra lịch sử của mình để phát triển, để hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Vì vậy, thực chất của tiến trình phát triển lịch sử xã hội loài người, đưa con người "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do", thực sự giải phóng con người, phát triển con người một cách toàn diện. Có thể thấy rằng, từ giai đoạn phục hưng, quan điểm lịch sử mang tính thần học đã bắt đầu chuyển sang quan điểm lịch mang tính nhân bản, tạo nên bước quá độ từ quan niệm thần thánh tạo ra lịch sử sang quan niệm con gười tạo ra lịch sử. Song, C.Mác và Ph.Ăngghen không lấy quan điểm của chủ  nghĩa nhân bản làm xuất phát điểm cho mình, hai Ông đã không dừng lại ở việc trừu tượng hóa việc con người trở thành con người hoàn hiện, dừng lại ở tầng bậc ý chí, động cơ và hành vi cá nhân của con người, mà là thông qua hoạt động của con gười để tìm ra quy luật của lịch sử.
Những luận điểm khoa học mà C.Mác đưa ra là dựa trên nền tảng bình đẳng giữa người với người trong chế độ công hữu tư liệu sản xuất, với một xã hội mà nguyên tắc cơ bản là con người được tự phát triển toàn diện bản thân mình. Những quan điểm này vẫn hoàn toàn phù hợp với xu hướng và trào lưu của thời đại ngày nay. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn là hòn đá tảng, là nguồn lực vô tận trong quá trình nghiên cứu, vận dụng vào cách mạng mỗi nước. Riêng đối với cách mạng Việt Nam Đảng cộng sản Việt Nam vẫn xác định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam, cho mọi hoạt động của Đảng.
Quan điểm nhất quán trung thành của Đảng cộng sản Việt Nam với chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và vấn đề con người nói riêng là có cơ sở từ thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh. Thực chất quan điểm sai trái trên là một thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiến hành nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và Cách mạng Việt Nam nói riêng về hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Với âm mưu của chúng muốn phá hoại từ những tư tưởng nền tảng, đi đến phá hoại về ý thức hệ, về mục tiêu lý tưởng của Đảng ta, nhân dân ta đã lựa chọn. Vì vậy, chúng ta kiên quyết đấu tranh vạch trần bản chất thâm độc của chúng và trừng trị đích đáng những kẻ chống đối, tiếp tay cho chúng, đồng thời tích cự chủ động tuyên truyền cho quần chúng hiểu rõ thủ đoạn, âm mưu phá hoại để không bị lôi kéo hay mắc mưu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam.   P.C   

Nhận xét