Khi ngòi bút bị bẻ cong vì định kiến.



Tôi đọc bài báo trên Thanh Niên Online và thật khó tin rằng một bài viết như vậy lại có thể xuất hiện ở một tranh báo chính thống. Chỗ của nó đáng lẽ phải là những trang cải rặt như RFA, RFI, VOA... Kia kìa. Anh nhà báo với giọng điệu như có hiềm khích với ngành CA từ lâu lắm nên câu từ cũng đầy định kiến và tất nhiên, như thường lệ, núp dưới vỏ bọc đạo đức rởm.
Một vụ án gây hoang mang dư luận, bức xúc trong quần chúng đã xảy ra thì điều người ta mong mỏi nhất là gì? Có phải là nhanh chóng tìm ra hung thủ, làm sáng tỏ vụ việc và công bố thông tin để cánh báo chí các anh tác nghiệp, nhân dân khỏi hồ nghi và tội ác bị trừng phạt, có phải như vậy không? Vậy thì họ đã làm được trong thời gian nhanh nhất có thể, không quản khó khăn ngày lễ Tết, để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các anh chị nhà báo nhờ họ mà có tin để viết bài, nhân dân nhờ họ mà tin vào công lý, gia đình nạn nhân nhờ đó mà nguôi đi phần nào nỗi đau. Chỉ nhưng kẻ không còn lương tri mới soi mói, tìm cách phủ nhận những nỗ lực đó. Đây là điều anh nhà báo đang làm với một cái tầm nông cạn, thiếu sự công bằng và đầy định kiến. Riêng cách đặt vấn đề phải ngăn chặn tội phạm mới được tính thì tôi dám chắc anh chưa bao giờ đi thực địa. Một ngày lực lượng CA ngăn chặn phạm pháp hình sự phải đến hàng ngàn, liều mình khống chế đối tượng ngáo đá cầm hung khí chạy rông đếm không xuể, thanh niên muốn nhảy cầu chết cũng bị cảnh sát khuyên nhủ kéo vào... vân vân và vân vân. Anh hít kỹ đi, không khí xung quanh anh yên bình quá phải không? Anh có môi trường làm việc quá tốt để soi mói công an rồi đấy. Đó cũng là chiến công của ngành công an đấy thưa anh.
Lại nói về vụ án. Tôi nhớ cánh báo chí vẫn thường kêu gào về quyền tự do đến nỗi thằng đua xe lạng lách bị cảnh sát giao thông chặn lại còn bị soi mói vì cách dừng xe không chuẩn mực, tay bán hàng rong vô pháp vô thiên bị công an quật ngã thì anh cảnh sát ngay lập tức phải xin lỗi y và tên anh bị bêu trên báo với cái tít mỹ miều đại loại dân nghèo bị CA đánh. À, vậy thì các anh bị nhà báo cho tôi hỏi, công an phải làm gì để ngăn chặn tội phạm để không phạm vào cái dân túy cải lương mà báo chí đã giăng ra? Anh bảo công an phải làm gì với một tin báo một công dân mất tích vài tiếng đồng hồ? Lục tung từng nhà? Hay tra xét từng người? Tất cả đều không phải, cái chính là căn cứ ở đâu để họ có thể tiến hành tất cả các biện pháp đó? Anh nhà báo đứng ở vai trò người bàn luận sau khi đã biết được kết quả. Ngay lúc báo mất tích, dựa vào đâu anh dám đánh giá đó là vụ bắt cóc? Lần theo dấu điện thoại? Quá nực cười, điện thoại không vạn năng đến thế đâu. Nếu thật mầu nhiệm đến vậy, sẽ không có cái gọi là chip theo dõi hay định vị vệ tinh.
Giờ đến việc khám nghiệm tử thi. Tôi biết anh chả có chuyên môn gì trong lĩnh vực này nên tôi khá khâm phục anh vì đã nói liều đến vậy. Tử thi nạn nhân trong các vụ án hình sự cũng giống như một hiện trường vụ án. Luôn luôn có dấu ấn của đối tượng gây án lên đó. Và trong quá trình khám tử thi, đôi khi tồn tại những ẩn số không ai ngờ đến. Với một vụ án có đến 5 đối tượng tham gia thì rõ ràng phải có một khâu rà soát lại toàn bộ chứng cứ pháp lý sao cho không để sót, lọt tội phạm. Đấy chính là cái tâm của những người làm nghề. Ai mà muốn mổ xẻ tử thi đang trong thời kì phân hủy nhưng đó là trách nhiệm phải làm. Tôi dám chắc anh ngửi mùi máu tươi còn thấy lợm huống gì ngửi mùi thi hài dưới đất đưa lên. Tôi không tin anh dám. Tất cả mọi việc cơ quan điều tra làm đều là phục vụ cho công tác điều tra, làm rõ vụ án. Anh bảo đó là không chuyên nghiệp? Anh nói chuyện như trẻ con. Nghề viết của anh còn phải xóa đi viết lại cả chục lần mà vẫn còn lỗi kia kìa.
Tóm lại, đây là một vết đen không nên có của nền báo chí. Các cụ đã dạy, biết thì thưa thốt, không biết thì ngậm miệng vào. Công an viết báo là chuyện tốt đẹp nhưng nhà báo đi phá án chắc chắn là đại họa. Ngòi bút bị bẻ cong vì định kiến chẳng bắt được ai đâu.
Nguồn: FB Hồ Diệp Vũ

Nhận xét