CÁI LOA RÈ VIỆT TÂN LIỆU CÒN KÊU ĐƯỢC TRƯỚC NHỮNG CON SỐ, SỰ KIỆN ?




Thanh niên cờ đỏ
Trong các thế lực thù địch, phản động chông phá cách mạng Việt Nam, Việt Tân là tổ chức phản động với những các bài viết dày đặc xuyên tạc. Chúng không từ bỏ một phương thức, thủ đoạn nào để nói xấu Đảng, Nhà nước và chế độ. Từ xuyên tạc, ngụy tạo, chiết chung, đánh tráo khái niệm, thổi phồng, bóp méo. Tuy nhiên, nội dung các bài viết, các thông tin chúng đưa ra ngày càng bộc lộ rõ bản chất phản động, và dã tâm của chúng. Năm 2018 khép lại, với những kết quả nổi bật, càng khiến cho các giọng điệu phát ra từ chiếc loa rè Việt Tân trở nên lạc lõng, trơ tráo.
Theo báo cáo của Chính phủ, mặc dù còn những hạn chế, khó khăn và trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động, chúng ta đã kiểm soát tốt lạm phát, ổn định vĩ mô, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung chỉ đạo phát triển các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực mới nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tốc độ tăng trưởng đạt cao hơn giai đoạn 2010 - 2015, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, bền vững hơn; quy mô nền kinh tế tăng mạnh. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt nhiều kết quả quan trọng. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên.
Chính phủ kiên định mục tiêu đề ra từ đầu nhiệm kỳ là ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Trước những biến động phức tạp của tình hình trong nước, thế giới, nhất là chiến tranh thương mại, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế, chúng ta đã theo dõi sát, chủ động có đối sách phù hợp, kết hợp hài hòa các chính sách, tăng khả năng thích ứng của nền kinh tế, tạo môi trường vĩ mô ổn định cho phát triển KTXH. 
Kết quả nổi bật là tăng trưởng GDP đạt 7,08%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,7%); bình quân 3 năm 2016 - 2018 tăng 6,57% (chỉ tiêu kế hoạch  5 năm là 6,5 - 7%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân ước cả năm dưới 4%, là năm thứ 3 liên tiếp kiểm soát dưới 4%. Tín dụng 9 tháng tăng 10,41% (cùng kỳ tăng 12,21%), cả năm tăng dưới 17%, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng bất động sản, chứng khoán. Tỷ giá, thị trường ngoại tệ được kiểm soát tốt; dự trữ ngoại hối nhà nước đạt kỷ lục trên 60 tỷ USD. Thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế; Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước cả năm đạt 34% GDP, 3 năm 2016 - 2018 ước đạt 33,5% (mục tiêu 5 năm 32-34%). Tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước giảm; tỷ trọng đầu tư ngoài nhà nước tăng, trong đó đầu tư tư nhân ước đạt 42,4%bình quân 3 năm 2016 - 2018 đạt 40,8%, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (38,3%). Vốn FDI thực hiện ước cả năm đạt 18 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Đã tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, đề ra các giải pháp mới, thu hút chọn lọc hơn, ưu tiên các lĩnh vực chế biến chế tạo, sử dụng công nghệ cao, thân thiện môitrường. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tăng; chỉ số ICOR giai đoạn 2016 - 2018 ở mức 6,32, thấp hơn giai đoạn 2011 - 2015 (6,91).
Các đột phá chiến lược và cơ cấu lại nền kinh tế được tập trung chỉ đạo, đạt nhiều kết quả, đóng góp quan trọng cho phát triển đất nước. Tích cực triển khai các Nghị quyết Trung ương về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu lại DNNN, phát triển kinh tế tư nhân… Cơ cấu lại DNNN thực chất hơn, tập trung thoái vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động; bán cổ phần lần đầu 20 doanh nghiệp thu về 20,3 nghìn tỷ đồng; thoái vốn thu về 7,9 nghìn tỷ đồng; nâng tổng số lũy kế từ đầu nhiệm kỳ lên trên 170 nghìn tỷ đồng. Tập trung khắc phục hạn chế, bất cập; xử lý nghiêm các sai phạm, thu hồi tài sản Nhà nước. Thành lập, đưa vào hoạt động Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết của Quốc hội; huy động nguồn lực xã hội vào các hoạt động giảm nghèo, nhất là đối với vùng có điều kiện khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo còn 5,2 - 5,7%, giảm 1 - 1,5% (riêng các huyện nghèo giảm trên 4%). Nhiều chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện hiệu quả, góp phần ổn định và cải thiện đời sống. Chiến lược nhà ở quốc gia, nhà ở xã hội được tích cực thực hiện. Dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt trên 183 nghìn tỷ đồng (tăng 28,8% so với năm 2015). Tạo việc làm cho trên 1,62 triệu lượt người, trong đó đưa trên 126 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm còn 3,14% (mục tiêu năm 2020 là dưới 4%).
Công tác xây dựng và thực thi pháp luật được tập trung chỉ đạo; xây dựng, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 22 dự án luật. Nợ đọng văn bản quy định chi tiết giảm; cơ bản không còn nợ văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường phối hợp với các cơ quan của Quốc hội trong công tác xây dựng, giám sát thực thi pháp luật. Ban hành các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; đã giảm số lượng lớn các Tổng cục, Vụ, cục thuộc Bộ và giảm trên 86,3 nghìn biên chế, trong đó có 12,4 nghìn công chức. Phát huy vai trò của các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ và kiểm tra công vụ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; nhiệm vụ quá hạn giảm từ 25,2% đầu nhiệm kỳ xuống còn 2,9%.
Tổ chức thành công nhiều hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Làm sâu sắc hơn các khuôn khổ đối tác chiến lược và toàn diện. Thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng, các nước ASEAN, nước lớn, các nước bạn bè truyền thống. Đẩy mạnh đối ngoại đa phương; chủ động, tích cực tham gia, định hình các cơ chế hợp tác khu vực, quốc tế. Đảm nhiệm tốt vai trò nước chủ nhà trong tổ chức các Hội nghị quốc tế; trong đó Hội nghị WEF ASEAN 2018 được đánh giá là hội nghị khu vực thành công nhất trong lịch sử 27 năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Đến nay đã ký kết, thực hiện 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và có 71 đối tác công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Chuẩn bị, trình phê chuẩn Hiệp định CPTPP; thúc đẩy ký kết Hiệp định FTA Việt Nam - EU (Ủy ban châu Âu đã thông qua để trình Hội đồng, Nghị viện châu Âu ký, phê chuẩn); tích cực đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp kết nối, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường. Triển khai hiệu quả công tác thông tin đối ngoại và bảo hộ công dân, doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.
Đặc biệt, đầu năm 2019, sự kiện hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 diễn ra ở Hà Nội, đã cho thấy giá trị hiện thực của các con số.. Không phải cả Mỹ và Triều Tiên “mờ mắt” mà chọn Việt Nam, rõ ràng cả 2 nước đều nhìn thấy ở Việt Nam một cơ hội cho sự hòa giải, một cơ hội cho sự thống nhất, và một cơ hội cho sự phát triển.Những con số ấn tượng về kinh tế, đồng thời các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh, đối ngoại là sự thực thế giới phải thừa nhận không thể chối cãi. Vậy nên, hỡi các “Loa rè” Việt Tân hãy ngừng sủa đi. Quay đầu lại là bờ, dân tộc Việt Nam luôn bao dung khoan thứ với kẻ chạy lại./.

Nhận xét