SỰ THẬT VỀ HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/1/1974 - SỰ BẤT TÀI, HÈN NHÁT CỦA LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY VNCH



=============================
Những ngày qua, hàng loạt các hoạt động ôn lại lịch sử hải chiến Hoàng Sa đã được tiến hành. Đáng tiếc và khó hiểu là có những tờ báo đăng những bài dài kỳ, với nguồn tư liệu từ các hồi ký, ghi chép của một số chỉ huy hải quân VNCH, có nội dung ca ngợi sự hy sinh của các binh sỹ, đồng thời đổ lỗi làm mất Hoàng Sa là do trang bị vũ khí và lực lượng thua kém Trung Quốc.
Những bài báo này, thể hiện rõ ý đồ mượn việc ca ngợi sự hy sinh vì nước của các sỹ quan, thủy thủ VNCH tử trận để đòi ghi nhận, thậm chí "vinh danh" quân lực VNCH và cả chinh thể bù nhìn VNCH!!!
Chính bởi vậy mà các trang chống phá chế độ đều đồng loạt đăng tải lại.
Tôi đồng ý với việc tổ chức tưởng niệm, ghi nhận đóng góp của những người đã chết trong chiến đấu vì chủ quyền Tổ Quốc, dù theo ý thức hệ nào. Nhưng không thể vì thế mà đánh đồng giá trị, lẫn lộn lịch sử.
Tại sao những chiến sỹ QĐND Việt Nam hy sinh để giành độc lập, thống nhất và bảo vệ lãnh thổ lãnh hải lại không được họ quan tâm nhiều như đối với những binh sỹ VNCH trong trận này?
Khuôn khổ bài tổng hợp này, chỉ để làm rõ hơn về sự thật cuộc hải chiến đã diễn ra như thế nào. Còn những vấn đề sâu xa ẩn sau những bài báo kia sẽ nói sau.
====
Thời điểm chiến sự, lực lượng phía Hải quân Trung Quốc có 6 tàu. Trong đó, lớn nhất là hai tàu săn ngầm Kronstadt nặng khoảng 300 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lí/h; 2 tàu quét mìn T.43 nặng khoảng hơn 200 tấn, tốc độ tối đa 25 hải lí/h; 2 tàu đánh cá mang pháo 25mm và một tàu vận tải cỡ trung.
Trong khi đó, phía Hải quân VNCH tung vào trận 4 tàu chiến: khu trục hạm HQ-04 Trần Khánh Dư, nặng khoảng 1.590 tấn, tốc độ tối đa 21 hải lí/h. Hai hộ tống hạm HQ-05 Trần Bình Trọng và HQ-16 Lý Thường Kiệt, nặng khoảng 2.500 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lí/h. Tàu quét mìn HQ-10 Nhật Tảo, nặng 650 tấn, tốc độ tối đa 15 hải lí/h.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ, Phía Hải quân VNCH chiếm ưu thế về tàu to, hiện đại. Đồng thời chiếm ưu thế tuyệt đối về hỏa lực:
+ Trung Quốc không có pháo 127mm, phía VNCH có.
+ Trung Quốc chỉ có 2 pháo 85mm, VNCH có 4 pháo 76mm được điều khiển bằng radar, có tốc độ bắn cao 20 phát/phút.
+ Trung Quốc chỉ có 4 nòng pháo 57mm, 3 pháo 37mm, VNCH có 22 nòng pháo 40mm.
+ Trung Quốc chỉ có 8 nòng pháo 25mm, VNCH có 26 pháo 20mm!
Thực sự, chỉ cần mình tàu HQ-05 tham chiến, thì đã có thể đánh chìm toàn bộ 6 tàu Trung Quốc bằng các pháo bắn nhanh 76mm.
Các tàu của Hải quân VNCH lớn hơn rất nhiều tàu Trung Quốc, tàu HQ-10 Nhật Tảo bé nhất hải đội VNCH, nhưng cũng lớn gấp đôi tàu chiến Kronstadt của Trung Quốc, chỉ hai tàu HQ-10 và HQ-16 cũng đã là quá mạnh so với lực lượng Trung Quốc. Lý do "tàu lớn nên xoay trở chậm chạp" thì chính là do sự bất tài của chỉ huy.
Tàu to súng lớn, tại sao phía VNCH lại thất bại?
=====
Theo bài viết của Trung tá Lê Văn Thự, hạm trưởng HQ16, có thể phần nào hình dung sự việc:
Trước hết, lực lượng tham chiến thực sự trong Hải chiến Hoàng Sa chỉ là hai tàu HQ-10 và HQ-16. Hai tàu HQ-04, HQ-05 chỉ đứng ngoài quan sát và hỗ trợ, nhưng sau đó vội vã rút lui khi HQ-10 bị đánh chìm, không cả cứu các thuỷ thủ bị chìm cùng tàu HQ16 vẫn đang trong vùng chiến trận.
Nếu như các tướng lĩnh VNCH không quá hèn nhát, thì HQ4, HQ5 chính là lực lượng dự bị mạnh của Hải quân VNCH, để sẵn sàng đối phó với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra, nhưng đã rút chạy.
HQ-16 mở màn trận đánh, khai hỏa trước ở cự li khoảng 4 hải lí, sau đó là HQ-10. Sau khoảng 20 phút, một tàu Kronstadt mang số hiệu 274 của Trung Quốc đã bị đánh cháy, buộc phải bỏ chạy. Nhưng không ai ngờ, HQ-16 lại bị trúng đạn pháo 127mm của … chính tàu HQ-5, Hải quân VNCH!
Theo Trung tá Lê Văn Thự: "May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 chìm tại chỗ! Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết rằng viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn.", tàu bị thiệt hại nặng, hỏng một máy, thợ máy gẫy đùi (tử trận sau đó) buộc phải rút lui bảo toàn lực lượng. Phía Trung Quốc dồn sức đánh vào tàu yếu hơn là HQ-10, đánh chìm tàu này, khiến Thiếu tá thuyền trưởng Ngụy Văn Thà tử trận.
HQ-04 là tàu hiện đại nhất của hải đội, đủ sức đánh bại toàn bộ đội tàu Trung Quốc, nhưng lại đứng nhìn, không hề có các động thái chi viện cho đồng đội. HQ-05 thì khai hỏa, nhưng lại "bắn nhầm" làm hỏng tàu HQ-16!
Có thể nói rằng, trong trận đánh này, công của Hải quân Trung Quốc rất nhỏ, công lao chủ yếu dành cho tàu HQ-05 đã bắn hỏng tàu HQ-16, và có thể là cả HQ-10. Sau trận chiến, HQ-04 và HQ-05 tháo chạy về phía căn cứ Subic của Philipine (đó cũng là điều nghi vấn, tại sao không chạy về căn cứ Việt Nam?), chúng không hề bị trầy sơn, chứ đừng nói đến tham chiến hay trúng đạn của tàu Trung Quốc.
Thực tế, chỉ có hai tàu HQ-10 Nhật Tảo và HQ-16 Lý Thường Kiệt thực sự chiến đấu với 6 tàu Trung Quốc, và họ có thể giành chiến thắng, nếu như không có phát đạn 127mm bắn hỏng tàu HQ-16 (và có thể là cả tàu HQ-10)..
Trung tá Lê Văn Thự cũng chỉ rõ hàng loạt sai sót của Hải quân VNCH trong trận đánh này, có thể trích ra như sau:
- Không sử dụng những phương tiện hiệu quả để đối phó với tàu Trung Quốc. Các tàu HQ-10, HQ-16 của VNCH đều là tàu lớn, di chuyển kém linh hoạt, vũ khí bắn kém chính xác. Thủy thủ đoàn chưa quen hải chiến, mà chỉ quen yểm trợ hỏa lực cho tấn công bờ biển (bắn phá các khu dân cư nghi có..Việt Cộng!). HQ-04 là loại tàu chiến hiệu quả để tác chiến với tàu Trung Quốc, có hỏa lực cực mạnh đủ sức đánh chìm cả 6 tàu, nhưng lại đứng ngoài.
- Không có bác sĩ trên tàu, binh sĩ bị thương không được chăm sóc đầy đủ, nên đã thiệt mạng vô ích.
- Đưa biệt kích lên giữ đảo, nhưng không hề chuẩn bị lương thực, đạn dược, không có biện pháp tiếp tế để đảm bảo bám trụ lâu dài. Khi hải quân VNCH rút lui đã bỏ mặc toán biệt kích trên đảo, khiến họ phải vượt biển bằng bè, và 1 người đã chết trên biển vì khát nước.
====
Không quân VNCH ở đâu?
Thái độ đáng ngờ của các tàu HQ-04, HQ-05, cùng hàng loạt biến động chính trị giữa ba cường quốc Mỹ - Xô – Trung trong giai đoạn này, khiến ta đặt dấu hỏi: Liệu VNCH có thực sự quyết tâm bảo vệ quần đảo Hoàng Sa?
Trong hoàn cảnh đó, kể cả khi hải quân thua trận, thì phía VNCH hoàn toàn đủ sức tiêu diệt hết các tàu Trung Quốc bằng không quân. Họ có đội máy bay cường kích lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Mĩ và Liên Xô. Khoảng cách từ Đà Nẵng ra quần đảo Hoàng Sa là khoảng 200 hải lí, tức khoảng 370km, nằm trong tầm tác chiến của hai loại máy bay F-5 và A-37, mà không quân VNCH có hàng trăm chiếc. Máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 có bán kính chiến đấu 1.400km, mang được 3.200kg vũ khí gồm tên lửa không đối không và bom, rocket các loại. Máy bay cường kích A-37 có bán kính chiến đấu 740km, mang được 1.230kg bom và rocket.
Và cũng cần nói thêm rằng, hỏa lực phòng không của các tàu chiến Trung Quốc gần như là con số không. Họ thậm chí không có radar phòng không hay radar điều khiển hỏa lực, mà đơn thuần là các pháo phòng không 57mm, 37mm và 25mm bắn thủ công, với tốc độ chậm. Không quân VNCH thừa sức tiêu diệt các tàu này, nhưng một trận đánh phục thù giành lại Hoàng Sa đã không diễn ra, đó là vì sao?
======
Kí ức buồn này đã được người phi công anh hùng Nguyễn Thành Trung (nội tuyến của ta trong không quân VNCH, người dẫn đầu phi đội ném bom Tân Sơn Nhất ngày 26/4/1975) kể lại như sau:
"Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa. Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa (.....) Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó.
Lúc này hải quân của Việt Nam Cộng hoà không thể đổ bộ chiếm lại đảo được. Ngày 19.1.1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất nước (....) 150 phi công thuộc sáu phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”.
Hàng ngày, máy bay RF5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào… đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ.
Về không quân, vào thời điểm đó chúng tôi có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Quốc chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về. Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo.
DƯỜNG NHƯ VÌ LỢI ÍCH CỦA MÌNH, CÁC QUỐC GIA LỚN CÓ QUYỀN MẶC CẢ VÀ THƯƠNG LƯỢNG BẤT CHẤP SỰ TOÀN VẸN LÃNH THỔ CỦA QUỐC GIA KHÁC.
MỘT MẢNH ĐẤT DÙ NHỎ CŨNG LÀ TỔ QUỐC MÌNH, CHA ÔNG TA ĐÃ ĐẮP XÂY NÊN BỜ CÕI, LÀ CON DÂN CỦA ĐẤT NƯỚC AI CŨNG CÓ NGHĨA VỤ THIÊNG LIÊNG GÌN GIỮ LẤY.
Tụi tôi háo hức sẵn sàng tất cả nhưng cuối cùng không được chết cho Hoàng Sa. Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!".
======
Sự thật là như vậy, không phải không có một kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa. Trung Quốc hiểu điều này, và họ đã rất dè dặt khi có những động thái xâm lấn chủ quyền biển đảo Việt Nam. Họ sẵn sàng nướng các tàu cổ lỗ và bỏ mồi quay về, hoặc giữ thế cài răng lược mỗi bên giữ một nửa với VNCH. Song, khi mà tàu HQ-16 bị chính tàu phe mình bắn hỏng, khi mà một trận không kích nhấn chìm toàn bộ các tàu Trung Quốc đã không được tiến hành thì họ dễ dàng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa là lẽ đương nhiên...
Ngô Mạnh Hùng

Nhận xét