Dũng khí và trí tuệ trong đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái hiện nay




          Đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái hiện nay nổi lên hàng đầu của đấu tranh tư tưởng, lý luận, mang tính sống còn đối với dân tộc, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng.  Trước sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, văn hóa qua chiến lược “ diễn biến hòa bình” rất tinh vi, xảo quyệt, cho nên đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái đặt ra vấn đề về dũng khi và trí tuệ rất cao.
          Trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, các thế lực thù địch thường lợi dụng nhiều chiêu bài xuyên tạc, phủ nhận nội dung giá trị  tư tưởng các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng bằng thuật “ ngụy biện” rất khó phát hiện sự ẩn dấu âm mưu phản động một các tinh vi. Cùng với những luận điệu giả danh khoa học; giả danh cách mạng; dân chủ,v.v chúng còn có cả những lời đe dọa có tính bạo lực. Vì thế, đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, phản động không chỉ cần có bản lĩnh vững vàng, dũng khí kiên quyết, mà còn có trí tuệ, tư duy trình độ cao.
          Quá trình đấu tranh phê phán phải cùng cố cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao dũng khí, dũng cảm sẵn sàng đối mặt với những đe dọa có tính bạo lực, trả thù cá nhân của các thế lực thù địch. C. Mác đã thể hiện tấm gương về bản lĩnh, dũng khí, bất chấp tất cả sự truy nã của các thế lực thù địch để công khai tuyên bố tính đảng trong đấu tranh với các quan điểm sai trái. Tấm gương ấy cần học tập và noi theo trong đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, phản động hiện nay. Trước tòa án lý tính thì mỗi con người muốn tiến lên phía trước đều phải vượt qua những khó khăn thách thức, sự đe dọa của bất cứ thế lực phản động nào. Hậu thuẫn cho thể hiện tinh thần cách mạng, dũng khi đấu tranh là cả dân tộc, toàn đảng, toàn dân, toàn quân cũng như nhân loại tiến bộ trên thế giới.
          Cùng với nó là tự rèn luyện, phấn đấu có trí tuệ, tư duy trình độ cao để có thể vạch chỉ  “thuật ngụy biện”, vi phạm lỗi lô gích trong các quan điểm sai trái. Điều này đã được các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin  thể hiện trong quá trình hoạt động cách mạng của minh. Đặc biệt là Ph. Ăng ghen chống quan điểm của Duy Rinh và V.I. Lênin phê phán những quan điểm cơ hội, xét lại của lãnh tụ Quốc tế II ( sau khi Ph. Ăng ghen mất) một cách xuất sắc.
          Giữa hai mặt rèn luyện dũng khí và nâng cao trình độ trí tuệ, tư duy quan hệ chặt chẽ với nhau. Luôn tạo dựng cho mình có sự thống nhất giữa hai mặt đó thì mới có đủ phẩm chất, năng lực đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, phản động hiện nay có sức thuyết phục về khoa học.

Nhận xét