C. MÁC VỚI 4.0


hp

Tác phẩm: “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” do C.Mác và Ph.Ăngghen khởi thảo vẫn sống mãi với thời gian không chỉ như một văn kiện có tính lịch sử mà còn là ngọn đuốc soi đường cho cả hiện tại và tương lai của nhân loại.
      
Trong xu thế toàn cầu hóa, thế giới đã trở nên “ Phẳng” hơn. Ai đã làm “ Phẳng” thế giới, quá trình làm phẳng thế giới đã diễn ra như thế nào ?. Trong tác phẩm Thế giới phẳng, Thomas L.Friedman đã đưa ra mười nhân tố, ba sự hội tụ và sự sắp xếp vĩ đại làm phẳng thế giới. Trong một đoạn trích phần 4- Sự sắp xếp vĩ đại Friedman viết:  “Sandenl khiến tôi hơi giật mình khi nhận xét rằng quá trình làm phẳng mà tôi đang mô tả thực ra đã được C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra lần đầu tiên trong cuốn Tuyên ngôn cộng sản xuất bản năm 1948. Sandel cho rằng mặc dù sự thu hẹp và làm phẳng thế giới mà ta thấy ngày nay có đôi chút khác biệt về mức độ với những gì Mác chứng kiến ở thời của ông, nhưng nó cũng là một phần của xu hướng lịch sử tương tự mà Mác đã đề cập trong các tác phẩm của ông về chủ nghĩa tư bản- đó chính là dòng chảy của công nghệ và tư bản mà không sức mạnh nào ngăn cản được. Nó loại bỏ mọi rào cản, biên giới, trở lực và bó buộc đối với thương mại toàn cầu.
Mác là một trong những người đầu tiên nhìn thấy khả năng thế giới trở thành một thị trường toàn cầu không bị hạn chế bởi các đường biên giới quốc gia, Sandel giải thích “Mác là người chỉ trích mạnh mẽ nhất chủ nghĩa tư bản, song ông cũng phát hiện ra sức mạnh đáng sợ của nó trong việc phá vỡ các rào cản và tạo ra một hệ thống sản xuất và tiêu thụ toàn cầu. Đúng như dự đoán của Mác cách đây 160 năm, bắt đầu từ nửa sau của thế kỷ XX, đặc biệt là từ những năm 70 trở đi, toàn cầu hóa kinh tế quốc tế đang là một xu hướng khách quan và ngày càng có nhiều nước tham gia.
Tư tưởng của Mác là những dự báo khoa học, toàn diện xu hướng lịch sử nhân loại, trong đó có vấn đề “THẾ GIỚI PHẲNG” và như vậy cách mạng công nghiệp 4.0 đã được dự báo sâu sắc, chính xác cách đây 160 năm. Những quan điểm cho rẵng chủ nghĩa Mác đã lỗi thời trước thời đại cách mạng khoa học công nghệ là những quan điểm lạc lõng thiếu cơ sở khoa học hay cố tình xuyên tạc Chủ nghĩa Mác.
Quả thực thế giới đang ngày càng phẳng. Đây vừa là thời cơ lại vừa là thách thức đối với đất nước ta khi tham gia vào sân chơi toàn cầu. Phân tích đúng đắn về những cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế Đảng ta đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập như sau: Một là: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; hai là: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là quá trình hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh; bốn là: Nhận thức đầy đủ kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý; năm là: kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng./.

Nhận xét