Trên áo đấu của các cầu thủ Syria không ghi tên

Nhiều người nói rằng bóng đá không liên quan gì tới thế chế chính trị - Thực ra họ đã nhầm. Thế chế chính trị có ổn định mới là tiền đề tạo ra một nền bóng đá phát triển.
Nhìn Syria hôm nay buồn cho một thế hệ cầu thủ, buồn cho một đất nước. Mà nói như bình luận viên Quang Huy. Họ từng có một đất nước xinh đẹp, những công trình vĩ đại được thế giới xem là di sản, nhưng cuộc nội chiến kéo tới đã xóa tan tất cả.
Hầu như các cầu thủ Syria hôm nay đều phải lang thang phiêu bạt khắp nước ngoài, trong một năm qua họ chưa hề được đá bóng cùng nhau. Bởi vì sao? Bởi đất nước họ đang xảy ra cuộc cách mạng "dân chủ" mà phương tây mang lại, đất nước họ ngay cả những căn nhà, cũng khó tìm ra căn nào nguyên vẹn, thì lấy đâu ra những sân tập, những học viện để đào tạo cầu thủ.
Họ có thể hình tốt hơn chúng ta, họ có một thế lực tốt và kiểm soát bóng tốt, nhưng cái họ không có như chúng ta. Đó là một đất nước yên bình, các cầu thủ cùng nhau chơi bóng dưới một mái nhà Việt Nam. Điều mà các cầu thủ Syria không có được, và cũng chưa biết lúc nào đất nước họ lại trở nên thanh bình như xưa.
Thắng thì tất nhiên phải vui, đội bóng mình, dân tộc mình hòa vào đó và mong chiến thắng sẽ mãi bên cạnh chúng ta. Nhưng ngẫm lại thương các cầu thủ đội bạn, họ thiếu một đất nước yên bình.
Tháng 6/2017, tuyển nữ Syria thua tuyển nữ Việt Nam tỉ số 11-0. Sau trận đấu, họ thừa nhận là không thể đánh bại chúng ta nhưng vẫn tham gia trận bóng vì muốn chứng tỏ với thế giới rằng "Syria vẫn còn sống".
Syria cũng là quốc gia hiếm hoi bỏ phiếu phản đối lệnh cấm vận của Trung Quốc và Mỹ nhằm vào Việt Nam hồi năm 1978.
Theo page QĐND

Nhận xét