SỰ LẬT MẶT TRÁO TRỞ CỦA CÁC THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG


Ngày 10/8/1961, máy bay trực thăng H-34 của Không lực Mỹ bắt đầu rải chất diệt cỏ xuống rừng Việt Nam, khởi đầu cho chiến dịch mang tên “Ranch Hand” trong cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam. Mỹ đã rải 72 triệu lít thuốc diệt cỏ trong chiến tranh Việt Nam, trong đó có hơn 40 triệu lít chất độc da cam dioxin. Chất độc dioxin là loại chất diệt cỏ được xếp vào hàng những chất nguy hiểm nhất thế giới, không chỉ bởi khả năng reo rắc cái chết mà nó còn để lại những di chứng cho nhiều đời sau.
Mỹ đã từng sử dụng 15 loại thuốc diệt cỏ khác nhau tại Đông Nam Á, gồm các mã danh: "chất da cam "(Agent orange), "chất xanh" (Agent Blue, cacodylic acid), "chất trắng" (Agent White), "chất tím" (Agent Purple) và "chất hồng" (Agent Pink). Trong đó, chất độc da cam là hỗn hợp hai loại thuốc diệt cỏ 2-4-D và 2-4-5-T.
Chất độc da cam được phát hiện trong một nghiên cứu của tiến sĩ thực vật học Arthur W.Galston. Tuy nhiên ông không có chủ định tạo ra một loại chất độc hóa học mà chỉ muốn sử dụng nó như một phần trong nghiên cứu của mình. Sau đó, nó được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Ở một số vùng chịu ảnh hưởng nặng nề tại Việt Nam, nồng độ dioxin trong máu cao gấp hàng chục lần mức cho phép. Một liều lượng nhỏ của chất này thực sự có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, tuy nhiên khi vượt quá mức cho phép nó lại làm tăng tỷ lệ mắc ung thư lên tới 40%, dioxin gây nhiều hậu quả về sức khỏe, không những làm chết người mà nó còn để lại di chứng cho nhiều đời sau.
Tổ chức Y tế thế giới đã phân loại dioxin như một chất gây ung thư ở người, có thể làm hỏng các hệ thống trong cơ thể như nội tiết, hệ miễn dịch và thần kinh.
Khi dioxin được rải xuống, nó không chỉ phá hủy cây cối, động vật và con người, nó còn thấm vào đất và nguồn nước ngầm, trở thành một phần của chuỗi thực phẩm. Khi ai đó ăn phải các loại cây trồng hoặc động vật đã bị nhiễm dioxin, nó sẽ bắt đầu tích lũy trong các mô mỡ.
Sự thật là Mỹ sử dụng chất độc da cam để phá hủy các rừng cây mà bộ đội ta sử dụng làm tấm lá chắn ngụy trang, phá hủy cây trồng và nguồn lương thực của quân đội. Chất độc da cam được bí mật sử dụng ở Lào và Campuchia để phát hiện con đường mòn Hồ Chí Minh, một tuyến đường tiếp tế quan trọng xuyên qua các khu rừng.
Sự tàn khốc do chất độc da cam mang lại.
Khi được rải xuống một khu rừng, chất độc da cam tiêu diệt toàn bộ thảm thực vật bất kể loại nào. Phá hủy rễ cây, làm lá chết và rụng, biến một khu rừng rợp lá trở nên trơ trụi. Không chỉ vậy, chất độc da càm còn thấm vào đất, ngăn chặn sự phát triển của các loại cây sau này, phá hủy ngành nông nghiệp và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Và những ảnh hưởng đến con người
Có rất nhiều tranh cãi về tác hại thực tế của chất độc da cam. Viện Y học thuộc viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ cho rằng có một mối liên hệ giữa chất độc da cam và sự hình thành một số loại ung thư trên con người.
Một số khác, các công ty hóa chất phải đối mặt với các vụ kiện thì phản bác, họ cho rằng không có bằng chứng rõ rệt nào cho thấy các vấn đề sức khỏe có ảnh hưởng bởi chất độc da cam hay dioxin. Thực tế cho thấy một số khu vực tại Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của chất độc da cam có tỷ lệ cao các loại bệnh tật, di tật bẩm sinh và cả ung thư.
Quân đội cũng như người dân Việt Nam là những người phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, tuy nhiên chính những người lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng chịu tác hại của chất độc da cam do tiếp xúc.
Các vụ kiện chất độc da cam và bồi thường
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều vụ kiện lên tòa án Mỹ liên quan đến tác hại của chất độc da cam và hậu quả mà nó để lại sau chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên những người Việt Nam chịu ảnh hưởng của chất độc da cam vẫn chưa bao giờ nhận được sự bồi thường mà họ đáng được nhận.
Năm 1984, trong một vụ kiện lớn được xét xử bởi tòa án tối cao Mỹ, các công ty hóa chất Mỹ có liên quan đến việc sản xuất và bán chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ đã phải bồi thường 180 triệu USD, những người được bồi thường chủ yếu là cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam.
Tuy nhiên các công ty chỉ chấp nhận bồi thường cho các cựu binh Mỹ, đối với những vụ kiện đòi lại quyền lợi cho người Việt Nam, các công ty này đưa ra nhiều lý do để chối bỏ trách nhiệm.Cũng trong một vài vụ kiện của người Việt Nam gần đây, tòa án đã phán quyết rằng các công ty hóa chất không chịu trách nhiệm do họ chỉ là các nhà thầu của Chính phủ Mỹ.
Những nổ lực vẫn không dừng lại, những người bị hại cùng các tổ chức nhân quyền vẫn tiếp tục vận động và kêu gọi Mỹ phải bồi thường cho những ảnh hưởng cũng như việc xử lý hậu quả chất độc dioxin tại Việt Nam.
Cuộc chiến bảo vệ công lý
Sau hơn 4 thập kỷ chiến tranh kết thúc, nhân dân Việt Nam vẫn đang kêu gọi thế giới đoàn kết đấu tranh yêu cầu giải quyết hậu quả nặng nề của chất độc da cam/ dioxin mà nước này tiếp tục phải gánh chịu. Ngày 30/1/2004, các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã kiện 37 công ty Mỹ sản xuất chất diệt cỏ này lên tòa án quận Brooklin, thành phố New York. Tuy nhiên, thẩm phán Mỹ Jack B Weistein đã bác bỏ vụ kiện vì cho rằng không có đủ bằng chứng về việc chất độc trên liên quan tới các nạn nhân.
chat doc da camdioxin toi ac chong lai nhan dan viet nam
Bà Trần Tố Nga - Việt kiều Pháp (giữa) đã đệ đơn lên Tòa án thành phố Evry (Pháp), kiện các công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất và cung cấp chất độc hóa học cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. (Ảnh: Tự Trung)
Theo nhà báo Rivodo, nhân dân Việt Nam kêu gọi sự đoàn kết của thế giới trong cuộc chiến bảo vệ công lý và chấm dứt việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh.

Nhận xét