CẦN NHÌN NHẬN LỊCH SỬ KHÁCH QUAN HƠN



Xuyên suốt lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam, biết bao người con đất Việt đã chiến đấu và anh dũng hy sinh vì độc lập của dân tộc, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Những tấm gương hy sinh anh dũng đó đã thể hiện tinh thần yêu nước cao độ, ý chí quất cường lớn lao, kiên quyết không chịu khuất phục, không nản lòng trước bom đạm của quân xâm lược, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi mọi kẻ thù đến hơi thở cuối cùng. Cả dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ và biết ơn vô hạn sự hy sinh to lớn không gì có thể bù đắp được những mất mát, tổn thất của các anh hùng liệt sĩ. Vì thế, ngay từ rất sớm, để thể lòng biết ơn, tôn kính và tri ân các anh hùng liệt sĩ, năm 1947, Việt Nam đã lấy ngày 27 tháng 7 hàng năm là ngày thương binh, liệt sĩ. Từ đó đến nay, các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội và cả dân tộc Việt Nam luôn có những hành động thiết thực thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến công lao và sự hy sinh mất mát của các anh hùng liệt sĩ. Đây là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, mang tính nhân văn sâu sắc, nét văn hóa của người Việt Nam.
Vậy mà, ngày 28/7/2018, trên trang Danlambao, tác giải Ng. Dân lại có bài viết với tiêu đề “Từ Gạc Ma đến ngã ba Đồng Lộc” đã trình bày một số nội dung so sánh sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma với sự hy sinh của các cô gái ở ngã ba Đồng Lộc; đồng thời tác giả Ng. Dân còn trình bày những luận điệu mang tính suy diễn, phản ánh không đúng sự thật xung quanh sự kiện ở Gạc Ma năm 1988 và có những lời lẽ mang tính kích động nhằm làm ảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Những luận điệu của Ng. Dân là những lời lẽ thiếu thiện trí, thể hiện sự kích động đối với những người nhẹ dạ, thiếu hiểu biết hoặc không có thông tin đầy đủ về sự kiện Gạc Ma, tạo ra những luồng tư tưởng không tốt trong xã hội nếu không có sự cung cấp thông tin kịp thời. Tác giả Ng. Dân cần nhận thức sâu sắc rằng, với người Việt Nam bao giờ cũng thể hiện lòng biết ơn và tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ bằng cả trái tim và hành động thiết thực, cụ thể của mình một cách thường xuyên nghiêm túc, chứ không có chuyện “vẫn có những lần, một số đồng đội, đồng bào, với tấm lòng trân quí mến thương, tổ chức, tri ân trong âm thầm lặng lẽ” như Ng. Dân trình bày trong bài viết”. Tác giả  Ng. Dân cần tỉnh táo, nghiên cứu nắm chắc tình hình, nâng cao nhận thức để có cái nhìn khách quan, đầy đủ, đúng đắn về những sự kiện lịch sử ở Việt Nam./.
                                             Văn hóa

Nhận xét