ÂM MƯU CHỐNG PHÁ VIỆT NAM ĐẰNG SAU CHIÊU BÀI "TỰ DO TÔN GIÁO"



Nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh chống phá bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”; trong đó có việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị.
 Thực tế đã chứng minh, nhiều cuộc đấu tranh, xung đột cục bộ xảy ra trên thế giới được bắt nguồn từ tôn giáo và thực tế, Mỹ và một số nước phương Tây đã lợi dụng tôn giáo như một thủ đoạn chính trị quen thuộc để kích động, gây xung đột tôn giáo xung đột phe phái, sắc tộc, tôn giáo ở một số nước thuộc khu vực Bắc Phi- Trung Đông đã và đang bùng phát mạnh mẽ, gây ra các cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn nhằm lật đổ chính quyền các nước không tuân theo quỹ đạo của chúng, đặc biệt là để lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại.
Ở Việt Nam, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước đã quan tâm và có chính sách bảo đảm phát triển tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Các Nghị quyết của Đảng đều khẳng định: Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong suốt quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Thực tế, hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới, đều có mặt tại Việt Nam, đang cùng chung sống đoàn kết cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Thế nhưng, các thế lực thù địch, phản động lại ra sức phủ nhận, vu cáo Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, giam cầm các “tù nhân lương tâm”, đòi tôn giáo được tự do không chịu sự quản lý của Nhà nước. Nhưng thực tế tôn giáo ở các nước đều phải chựu sự quản lý của nhà nước. Bởi vì, hoạt động tôn giáo không chỉ thuần túy nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần mà còn liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, việc quản lý Nhà nước về tôn giáo đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải đúng theo quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức, văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc…
Hiện nay, dưới chiêu bài tự do tín ngưỡng, chúng thực hiện các bước chống phá rất quyết liệt. Trên địa bàn Tây Bắc và Tây Nghệ An, các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện mưu đồ lập ra đạo Vàng Chứ để thành lập cái gọi là “Vương quốc Mông tự trị”. Vùng Tây Nguyên, chúng đòi thành lập đạo Tin lành Đề-ga để mưu đồ lập ra cái gọi là “Nhà nước Đề-ga độc lập”.
Ở Tây Nam bộ, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, chúng chủ trương dựng lên “Nhà nước Khmer Krôm” với luận điệu vu khống Nhà nước ta đàn áp hệ Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ. Lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chúng hoạt động mê tín dị đoan, được che đậy bằng các yếu tố “thần bí”, “các phép lạ siêu nhiên” của các tà đạo (Thanh hải vô thượng sư, Vô vi pháp, Chân không, Phạ tốc…)
Chúng xuyên tạc cho rằng, chế độ XHCN là vô thần, không thể dung hòa và là kẻ thù của tôn giáo; rằng pháp luật về tôn giáo của nước ta không tương thích với pháp luật quốc tế. Từ định kiến, quy chụp, chúng kêu gọi cộng đồng tôn giáo “đồng tâm” chống phá Nhà nước; đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta.
Trước các luận điệu sai trái, thù địch và âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân, nhất là chức sắc, tín đồ các tôn giáo hiểu rõ quan điểm, chính sách tốt đẹp về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đã được quy định trong Hiến pháp, mà còn được pháp luật bảo vệ.
Các tôn giáo ở Việt Nam (dù nội sinh hay ngoại nhập), muốn phát triển đều phải hòa đồng với văn hóa dân tộc và phải chấp hành pháp luật. Mọi chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước đều nhằm thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, trong đó có lợi ích của các tôn giáo. Đồng thời, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tự do, tín ngưỡng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN; làm cho nhân dân có nhận thức đúng và chủ động đấu tranh với các hành động sai trái, vi phạm pháp luật.                                                                P.C


Nhận xét