TỰ NHIÊN NHƯ NGƯỜI MẸ




HP
Vấn đề con người với tự nhiên là mối quan hệ bản chất, sâu sắc nhất của thế giới hiện thực, mang tính phổ biến và là mối quan hệ cấp thiết hiện nay. Ăngghen đã viết: “chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta”. Bác Hồ, Người là hiện thân “coi tự nhiên như người mẹ”; trong đó, thơ ca cũng đã biểu hiện sâu sắc tinh thần này.
Thơ của Bác không chỉ bay bổng, lãng mạng mà thể hiện sự nhân văn cao cả, hiện thực cuộc sống, là triết lý sâu sắc phản ánh toàn diện, phong phú, có giá trị tinh thần bền vững và mang tính thời sự cấp thiết.
Một số đoạn thơ, bài thơ của Bác thể hiện tinh thần trên:
Vng nguyêt
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đôi thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Ngắm trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Mộ
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.


Chiều tối
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
Tảo giải
I
Nhất thứ kê đề dạ vị lan,
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san;
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng,
U ám tàn dư nhất tảo không;
Noãn khí bao la toàn vũ trụ,
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng!


I
Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;
Người đi cất bưc trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không;
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.
Khán "Thiên gia thi" hữu cảm
Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,
Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong;
Hiện đại thi trung ưng hữu thiết,
Thi gia dã yếu hội xung phong.
Cảm tưởng đc "Thiên gia thi"
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.


Tân xuất ngc hc đăng sơn
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân,
Giang tâm như kính tịnh vô trần;
Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh,
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.
Mới ra tù tập leo núi
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương sáng, bụi không m;
Bồi hồi dạo bước Tây phong lĩnh;
Trông lại trời Nam, nhbạn xưa.
 Nguyên tiêu
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Rằm tháng Giêng
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"
Về với tự nhiên thể
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
v.v….

Hầu hết các nhà văn, nhà thơ đều coi giới tự nhiên là nguồn cảm hứng và là đối tượng thẩm mỹ của mình. Tuy nhiên, những áng văn thơ tuyệt tác về tự nhiên thường là sản phẩm của số ít những nhà văn, nhà thơ lỗi lạc, đồng thi cũng là những nhà tư tưởng, hoặc những người ít nhiều có những tư tưởng xuất chúng. Trong nhãn quan đó, có Hồ Chí Minh, Người đã nhìn nhận giới tự nhiên ở trình độ sâu sắc nhất về khía cạnh thẩm mỹ, nhân văn. Hồ Chí Minh người có những tư tưởng xuất chúng, được phản ánh trong các bài thơ có thể gọi là tuyệt tác, như đã dẫn ra ở trên về gii tự nhiên.
Khi nói giới tự nhiên là nguồn cảm hứng, là đối tượng thưởng ngoạn trong các tác phẩm thơ ca và văn học của Hồ Chí Minh; theo đó, Hồ Chí Minh có một triết lý sâu sắc về quan hệ giữa con người và tự nhiên.
Sau cùng, chúng tôi mun nói rằng, ẩn giấu bên trong những bài thơ của Bác, có một triết lý sâu sắc về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên; sự lạc quan trước trong lao tù, sự cần thiết và tình yêu đối xử với tự nhiên “như người mẹ”.

Nhận xét