MỘT SỐ THẮC MẮC RẤT CẦN ĐƯỢC “ÔNG” BÙI TÍN TRẢ LỜI?


          Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp nhân dân Việt Nam tưng bừng cờ hoa, long trọng tổ chức ngày Đại thắng 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc, chấm dứt 117 năm đô hộ của thực dân kiểu cũ và thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, thì “ông” Bùi Tín lại trổ tài “ngón nghề uốn lưỡi” của mình trước các ống kính phóng viên, các hãng truyền thông không có thiện cảm với Việt Nam. Vậy, nhân dịp này tôi có mấy điều thắc mắc về “ông” như sau:
          Thứ nhất, “ông” trả lời phỏng vấn một số hãng truyền thông là ông đã “tham gia và bị thương trong một trận đánh nổi tiếng ở chiến dịch Điên Biên Phủ” (?). Nhưng trong tư liệu lịch sử tôi chẳng thấy một chữ nào viết về “ông” cả. Mà chỉ có tư liệu lịch sử của Quân Khu 4 có đề cập, trong suốt thời kỳ cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954): “ông” là Trợ lý tuyên huấn của Quân Khu 4”, mà địa bàn của Quân Khu 4 xuyên suốt thời kỳ cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược là vùng tự do, cách Điện Biên Phủ 800 km. Vậy, “ông” có thể cho tôi biết: Chiến dịch Điện Biên Phủ tính từ lúc bắt đầu nổ súng được diễn ra từ chiều ngày 13/3/1954 và kết thúc vào chiều 7/5/1954, thì trong quãng thời gian ấy “ông” đã “tham gia trong đội hình của đơn vị nào, cụ thể ở: (tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, sư đoàn nào?) và bị thương trong một trận đánh cụ thể ở Him Nam, Độc Lập, Bản Kéo hay A1, C1, C2, D1, D2 v.v.. trong chiến dịch Điên Biên Phủ” vào ngày, tháng nào? 
Thứ hai, cũng trong một lần “ông” trả lời phỏng vấn một số hãng truyền thông là ông là một phóng viên - “là người vào dinh Độc Lập sớm nhất” để tiếp nhận sự đầu hàng của nội các chính quyền Sài Gòn” (?). Theo tôi được biết qua các tư liệu lịch sử của các phóng viên cả trong và ngoài nước đều ghi rõ: “Trưa ngày 30/4/1975, đi theo mũi đột kích của Quân đoàn 2 đánh chiếm dinh Độc Lập, tiếp nhận sự đầu hàng của nội các chính quyền Sài Gòn là hai phóng viên nhiếp ảnh: Ngọc Đản và Hoàng Thiểm (phòng Thông tấn quân sự - TTXVN). Và bài báo đầu tiên đăng trên báo Nhân Dân sáng 1/5/1975 là tường thuật “Tiến vào Phủ Tổng thống Ngụy quyền” của nhà báo Trần Mai Hạnh, phóng viên TTXVN đi cùng mũi phóng viên của TTXVN theo chiến dịch. Sáng 2/5/1975, báo Nhân Dân đăng bài: “Theo hướng Tây Bắc tiến vào Sài Gòn” của nhà báo Trần Kiên, phóng viên báo Nhân Dân đi theo hướng Tây Bắc vào dinh Độc Lập. Các báo hầu hết đều đăng ảnh của Ngọc Đản và Hoàng Thiểm phóng viên quân sự - TTXVN, do Hoàng Thiểm cùng Ngọc Đản nhờ Võ Cự Long, Thượng sỹ Ngụy quân, người bảo vệ phó Thủ tướng chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Hảo, lái xe từ dinh Độc Lập, đưa ra Đà Nẵng ngay tối 30/4. Chiều 1/5/1975, bộ đội không quân ta đã tổ chức chuyến máy bay đưa Hoàng Thiểm đem ảnh về Hà Nội, kịp phát cho các báo ngay tối 1/5 để đăng trong số báo 2/5/1975.
Như vậy, việc “ông” trả lời phỏng vấn một số hãng truyền thông là ông là một phóng viên - “là người vào dinh Độc Lập sớm nhất” để tiếp nhận sự đầu hàng của nội các chính quyền Sài Gòn” (?). Theo “ông” có phải là sự giả dối không?
Thứ ba, “ông” nghĩ sao về sự kiện 8h tối ngày 20/8/1975, ở quân cảng Bạch Đằng (Sài Gòn). Chỉ vì lòng tham, biến chất của “ông” mà Hạ sĩ Nguyễn Văn Quân, người xã An Biên, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - một chiến sĩ trên tàu vận tải HQ - 603 thuộc đoàn vận tải 125, bị ngã và bị Trật khớp xương sống, chỉ vì khênh hai chiếc Hon đa, một chiếc tủ lạnh của ông xuống tàu. “Ông” biết lúc đó mọi người cảm nhận về “ông” thế nào không? Họ rất buồn vì biết “ông” là một phóng viên có tên tuổi, một sĩ quan cao cấp mà thoái hóa đã vi phạm vào điều lệ, quy định của Quân đội ta khi vào giải phóng Sài Gòn. Nay, tôi hỏi cảm nhận của “ông” về sự kiện này như thế nào? Và nếu tôi cho “ông” là kẻ cơ hội, kẻ vơ vét tài sản của nhân dân có được không?
Thôi, theo thông lệ trong dân gian “quá tang ba bận”, nên tại thời điểm này tôi cũng chỉ hỏi “ông” 3 điều trên. Lần sau tôi lại hỏi “ông” nhiều vấn đề khác? Hẹn gặp lại “ông”?
                                                                                           Niềm Tin


Nhận xét