BÀN VỀ BÀI VIẾT CỦA TRỌNG ĐẠT HÔM 24/8/2016

Trọng Đạt và độc giả báo mạng,
Tôi là giáo viên cùng học sinh của mình xin được bàn về bài viết của Trong Đạt thuộc Nhóm "9724'.
Trong Bài viết của Trọng Đạt hôm 24/8/2016 có trích câu: "Chuyện của Bác thì nói bao nhiêu ngày, nói một tháng cũng không hết". Thực ra, nguyên văn đang lưu truyền là " Chuyện về Bác Hồ
                     Trăm năm chưa rõ ngọn nguồn".
Cả chục trang viết, tác giả chỉ dùng một tên duy nhất của Bác " Hồ Chí Minh". Như vậy, tác giả hiểu về Bác Hồ rất ít chưa nói bịa đặt, xuyên tạc và hằn học. Thực tế đã thống kê, Bác Hồ có khoảng hơn 170 cái tên. Tên và bút danh nào cũng có ý nghĩa và gắn với nội dung bài nói, bài viết của Người. Đáng chú ý hai cái tên: Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Ái Dân. Tìm hiểu kỹ về hai cái tên này, phần nào giúp cô trò chúng tôi hiểu Triết lý sống ở Người, chỉ một chữ "DÂN". Và, cô trò chúng tôi thầm nhắc nhau thực hiện cho thật tốt 05 Điều Bác Hồ dạy; nhất là "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào."
Người không chỉ để lại bằng lời nói, bài viết mà đã mẫu mực thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao trước vận nước, tình làng, nghĩa xóm trọn vẹn cả cuộc đời " VÌ NƯỚC - VÌ DÂN".  Trên tinh thần ấy: thấu hiểu tiếng gọi của non sông đất nước ngàn năm văn hiến và Người cha truyền lửa cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ''Con hãy tìm đường cứu nước dưới chân con".
Ngày 05 tháng 6 năm 1911, trên bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville với cái tên Văn Ba trong vai phụ bếp (Có trong Hồ sơ của con tàu ở Pháp) tác giả không hề đề cập. Trọng Đạt, mi không biết hay cố tình quên?
 Từ đây, Người  bắt đầu lênh đênh góc biển chân trời lao động và kiếm sống, tự học hỏi và đấu tranh, tìm kiếm con đường cứu nước cứu dân, để tìm đến cái "chân, thiện, mĩ" cho chúng ta. Trọng Đạt, mi không viết chỗ này, mi biết hay cố tình không biết?  Việt Nam có câu "Chó khôn ba khoanh mới nằm, Người khôn ba năm mới nói". Ngươi nghĩ kĩ chưa, nhận tiền của ai, viết cái gì đấy? Với tư cách là một cô giáo ta nhắc ngươi: sai lỗi chính tả nhiều lắm, mà động đến chính thể là mất mạng đấy. Với mưu toan phủ nhận công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng tư tưởng của Người và vai trò của ĐCSVN, Trọng Đạt và đồng bọn của ngươi có biết đã vi phạm Điều 4 Hiến pháp nước CHXHCNVN?
Trên cơ sở đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn và khách quan cho phép, Ngày 28/01/1941, Người đã vượt cột mốc 108, tại Hà Quảng, Cao Bằng về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng. Lúc đầu ở nhà ông Lý Súng. Để tiện cho nhiều việc, ngày 08/02/1941, Người đã xuống ở và làm việc tại hang Cốc Pó, Pac Bó, Hà Quảng, Cao Bằng. Tại đây, 20 năm sau Người về  thăm và để lại tứ thơ:
" Hai mươi năm trước ở hang này,
  Đảng vạch con đường đánh Nhật – Tây.
  Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu,
  Giang sơn gấm vóc có ngày nay."
Ở đây chú ý một chút, chúng ta nhận thấy Bác đã khéo đề cập tới ba thành tố đã, đang tạo thành sức mạnh tổng hợp của cách mạng đi từ thắng lợi khác. Đó là vai trò của: Lãnh tụ; Đảng Cách mạng; và Lực lượng Cách mạng. Theo cách tư duy đó: từ Tổng Bí thư đầu tiên Trần Phú đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều chung một nhiệm vụ "Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu".
Thế và lực của cách mạng mỗi lúc, mỗi nơi có khác. Trọng Đạt, khi mà ĐCSVN chưa lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền đã có thơ rằng:
"Từ trên rừng xanh
Đoàn quân Việt Minh
Phất cờ đuổi giặc.
Dân nghèo như nước
Phá bờ tiến lên.
Chiến khu Thái Nguyên
Tràn về đồng lúa.
Sao vàng cờ đỏ
Hướng lối vinh quang.
Muôn xóm, muôn làng
Hướng theo cách mạng.
Mười chín tháng Tám
Ta đã thành công".
Hôm 24/8/2016 ngươi đã đăng cái gì? Xưa, Việt minh rất nhân đạo; nhưng không chung sống với Việt gian đâu. Vì vậy nếu là trò, thì cô khuyên: Hãy xin lỗi độc giả và gỡ đi. Là thầy, tôi nhờ các bạn hãy nói với hắn xem lại mấy tiêu chí về giáo dục mà UNESCO khuyến cáo:
Học để biết
Học để làm việc
Học để cùng chung sống
Học để khẳng định mình.
Trọng Đạt, đang bàn cùng đồng nghiệp đưa 04 Trụ cột UNESCO Khuyến cáo vào  năm học mới và chuẩn bị chào mừng Ngày giành chính quyền về tay nhân dân ở Sài Gòn (25/8/1945 – 25/8/2016) thì có trò cho xem bài viết của Đạt…
Khách quan và rất tự hào cùng một phần may mắn chúng ta nhận thấy: Bác Hồ của chúng ta rất minh mẫn, minh mẫn đến giây phút cuối cùng. Bằng chứng: trong Di chúc, cuối cùng Người gạch bỏ chữ "xương". Chỉ một chi tiết nhỏ đó ta đủ hiểu Bác Hồ của chúng ta rất minh mẫn ( Đã hóa thân bằng hỏa táng sẽ ra tro hết). Song, hóa thân của Bác không có nghĩa là vô thực đâu. Vừa rồi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói với các cháu tiêu biểu đã học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh: Chúng ta khác nhau về tuổi tác, giới tính, ngành nghề,,,địa vị xã hội, giống nhau ở chỗ, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người. Vì vậy, gọi nhau là "ĐỒNG CHÍ".

"Hơn thế nữa, cho tới khi con ác quỉ này nằm xuống năm 1986, đất nước mới được hưởng thái bình thoát cảnh binh đao khói lửa…"

Nhận xét