Văn Sơn
Một là, lịch sử hai cuộc kháng chiến giải phóng dân
tộc khỏi ách xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975) cho thấy, bên
cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam còn có các Đảng phái khác. Năm 1946, ngoài Đảng
Cộng sản, còn có hai đảng khác là Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Cách mạng
Đồng Minh Hội. Tuy nhiên, về thực chất lãnh đạo cách mạng Việt Nam vẫn chỉ
có Đảng Cộng sản, còn hai đảng Việt Quốc và Việt Cách “theo đuôi Tưởng” không
hề đứng về lợi ích dân tộc. Cho đến khi quân Tưởng rút khỏi Việt Nam, hai đảng
này cũng ra đi theo quân Tưởng, trên vũ đài chính trị chỉ còn lại duy nhất Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thời kỳ sau đó, bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam
cũng tồn tại hai đảng khác là Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam. Cả
hai đảng này đều ủng hộ, thừa nhận vai trò, sứ mệnh lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam và sau này tự nguyện giải tán. Như vậy, Việt Nam đã từng có chế độ đa
đảng, nhưng chính lịch sử cách mạng và nhân dân Việt Nam đã phủ định chế độ đó.
Cho nên, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và toàn thể Nhân dân
Việt Nam khẳng định, thừa nhận: “Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không cần sự tồn tại của nhiều đảng, nhất
thiết, không cần và không thể chấp nhận đa đảng đối lập như các thế lực thù
địch mong muốn”.
Đảng ta khẳng định tham nhũng là: “quốc nạn”, là “giặc nội
xâm”, phải lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt vấn đề phòng, chống tham nhũng. Vì vậy,
phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng với quyết tâm
chính trị ngày càng cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn, với phương
châm, “không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Phòng,
chống tham nhũng là sự nghiệp của toàn dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong
năm 2022, đã thi hành kỷ luật cán bộ, đảng viên có hành vi tham nhũng, cố ý làm
trái, trong đó có cả cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ chính trị, Ban chấp hành
Trung ương quản lý. Việc xử lý kỷ luật và xét xử các vụ án được nhân dân đồng
tình ủng hộ, củng cố niềm tin của nhân dân vào công tác phòng chống tham nhũng
của Đảng.
Hai là, Luật báo chí của Việt Nam khẳng định: báo
chí là diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân; đấu tranh phòng,
chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Điều 75 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: Cơ quan báo chí, nhà báo có
trách nhiệm đấu tranh chống tham nhũng, đưa tin về hoạt động phòng, chống tham
nhũng và vụ việc tham nhũng; có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
có thẩm quyền cung cấp thông tin liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan báo
chí, nhà báo có trách nhiệm phản ánh khách quan, trung thực và chấp hành các
quy định khác của pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp khi đưa tin
về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụ việc tham nhũng.
Đảng ta khẳng định: công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua có bước đột phá là nhờ sự đóng
góp rất quan trọng của báo chí nói chung và của các cơ quan báo chí phối hợp
nói riêng. Các cơ quan báo chí đã thể hiện rõ vai trò xung kích, đi đầu trong
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền lợi của nhân
dân; là tai mắt của Ðảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân trong cuộc đấu
tranh chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay. Như vậy, báo chí đã và đang phát huy
tốt vai trò của mình trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Cả lý luận và thực tiễn cho thấy Phạm Đình Bá đang lợi dụng công
tác phòng, chống tham nhũng của Đảng để kích động, chống phá vai trò lãnh đạo
của Đảng, cổ suý tư tưởng đa nguyên, đa đảng. Chúng ta cần nêu cao tinh thần
cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với luận điệu xuyên tạc này./.
Nhận xét
Đăng nhận xét