Hồng
Hạc
Tháng 6/2023 có rất nhiều sự kiện diễn ra, trong đó, ngày Ngày Thế giới chống lao động trẻ em (12/6) là một trong những dịp được mọi người trong cả nước chung tay hưởng ứng.
Ngày Thế giới chống lao động trẻ
em, viết tắt là WDACL (World Day Against Child Labour) 12-6 là ngày được Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra năm 2002 và được Liên hợp quốc công nhận,
nhằm nâng cao nhận thức và hành động để ngăn chặn lao động trẻ em. Nó được thúc
đẩy bởi sự phê chuẩn của Công ước ILO số 138 về độ tuổi lao động tối thiểu, và
Công ước ILO số 182 về các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em.
Theo
các nghiên cứu gần đây, lao động trẻ em đang diễn ra phổ biến ơ mọi nơi trên
thế giới; khiến nhiều trẻ em phải bỏ học, bị thương tật do tai nạn khi lao động
hoặc làm việc quá sức. Đôi khi các em bị đánh đập, xâm hại tình dục gây tổn
thương tinh thần, ảnh hưởng đến tâm lý suốt đời. Ở Việt Nam, hiện nhiều trẻ em
vẫn phải tham gia vào lực lượng lao động để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia
đình, trang trải học hành bằng những công việc như bán vé số, nhặt ve chai, phụ
quán... Về nguyên nhân, theo các nghiên cứu điều tra, lao động trẻ em
thường bắt nguồn từ 3 yếu tố: Do hộ gia đình nghèo và dễ bị tổn thương; nhận
thức của một số bộ phận cha, mẹ, gia đình của chính trẻ em đó hạn chế; đặc biệt
là do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, dẫn tới tăng trưởng kinh tế bị
ảnh hưởng, việc làm và thu nhập của một số hộ gia đình ảnh hưởng nên trẻ em
phải tham gia lao động để đối phó với tình trạng đó.
Những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng công tác gia
đình, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong Quân đội luôn được Quân ủy
Trung ương, Bộ Quốc phòng quan tâm; cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong
toàn quân luôn coi trọng, lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện có nền nếp,
hiệu quả. Cán bộ, nhân viên, chiến sĩ toàn quân đã chủ động, tích cực hưởng ứng
các cuộc vận động, tham gia nhiều hình thức hoạt động như: Chương trình hỗ trợ
xóa đói, giảm nghèo; đẩy mạnh khuyến học; quan tâm hỗ trợ, nuôi dưỡng, chăm sóc
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn đóng quân; đã triển khai
sâu, rộng phong trào toàn quân tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
tích cực tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Tháng hành
động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình với nhiều hình thức phong phú,
thiết thực như gặp mặt, tuyên dương học sinh giỏi, học sinh có thành tích xuất
sắc; tổ chức thăm quan, trại hè cho con quân nhân, người lao động, cùng nhiều
hoạt động khác đã kịp thời động viên các cháu khắc phục khó khăn, vươn lên
trong cuộc sống.
Trong Quân đội, “Tháng hành động vì trẻ em” và “Tháng hành
động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình” năm 2023 đạt được mục tiêu đề
ra, tạo sự lan tỏa sâu rộng và lâu dài, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và các cơ quan
đơn vị trong toàn quân đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt
các chủ trương, chính sách công tác gia đình và trẻ em; đề cao trách nhiệm, tạo
điều kiện thuận lợi để các gia đình và đặc biệt là trẻ em có cơ hội phát triển.
Đồng thời, tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội
địa phương nơi đóng quân nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho con quân nhân, người
lao động trong Quân đội được quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; tạo điều
kiện thuận lợi xây dựng gia đình quân nhân hạnh phúc và chung tay, góp sức với
toàn xã hội góp phần tạo môi trường cho trẻ em có cơ hội phát triển. Bên cạnh
đó, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục để mỗi cán bộ, nhân viên, chiến
sĩ, người lao động trong toàn quân thực hiện nghiêm Luật Trẻ em, quyền trẻ em,
Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; các tổ chức, cá
nhân phát huy trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, phòng
chống bạo lực gia đình để thế hệ mầm non - tương lai của đất nước được hưởng
những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống./.
Nhận xét
Đăng nhận xét