CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, PHẢN ĐỘNG CỦA ĐÀO TĂNG DỰC

 Văn Sơn

Gần đây, trên trang “Quyenduocbiet”, thông qua viết bài “Tương quan giữa Hiến Pháp và luật pháp trong một Chế độ pháp trị nghiêm chỉnh”, Đào Tăng Dực đã bịa đặt, xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng và Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Y cho rằng “tất cả những điều khoản của HP 2013 đi ngược với công bằng, lẽ phải và những quy luật nền tảng của một bản hiến pháp dân chủ nghiêm chỉnh” và Đảng đã “thi hành các chính sách độc tài đảng trị với sự đồng thuận của đội ngũ đảng viên”. Đây là luận điệu đặt điều, bịa đặt của Đào Tăng Dực, bởi lẽ:

Với tính chất là văn bản pháp luật chủ đạo của mỗi quốc gia, hiến pháp hợp thức hóa về mặt pháp lý quyền lực nhà nước. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đánh dấu bước phát triển mới của đất nước sau gần 30 năm đổi mới; là bản Hiến pháp thể hiện được những nhận thức mới, kế thừa và tiếp thu những tinh hoa của Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp của nhiều nước trên thế giới. Hiến pháp quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Dân chủ ở Việt Nam được vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là tất yếu của lịch sử, đề cao quyền con người và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân;…

Thực tiễn cho thấy, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả trên thực tế phương châm “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân và trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam các quyền con người được thế giới thừa nhận, bảo vệ và được tuyên bố trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế mà đặc biệt là trong ba văn kiện quan trọng nhất được coi là Bộ Luật quốc tế về quyền con người đó là: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 (The Universal Declarational of Human Rights – UDHR); Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 (International Covenant on Economic, Social and Culturai Rights – ICESCR). Điều này được biểu hiện cụ thể trong việc Chính phủ triển khai hành động kịp thời, quyết liệt, coi việc bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người dân là ưu tiên nhất trong mọi chính sách, chương trình hành động; đẩy mạnh an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau. Theo Báo cáo chỉ số hạnh phúc của Liên Hợp Quốc năm 2020, Việt Nam đứng thứ 82/156 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 11 bậc so với năm 2019. Cộng đồng quốc tế đã ghi nhận Việt Nam như là hình mẫu trong công tác phòng chống dịch Covid – 19. Nhà báo nổi tiếng người Indonesia Veeramalla Anjaiah khẳng định, Việt Nam là đất nước hòa bình, ổn định, Chính phủ Việt Nam luôn cam kết bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản trong nước…

Vậy nên, trước sự đặt điều, bịa đặt, xuyên tạc của Đào Tăng Dực, mỗi người dân cần nhận diện kịp thời mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch; nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh bác bỏ mọi luận điệu chống phá của những kẻ như Đào Tăng Dực. Đồng thời, thấu hiểu rõ Hiến pháp, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đoàn kết thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã xác định, vì cuộc sống ấm lo, tự do, hạnh phúc của chính nhân dân ta./.

 

Nhận xét