MINH QUANG
Hiện nay, sau vụ việc nổ súng xảy ra ở Đắk Lắk, có rất nhiều luận điệu xuyên tạc, chống phá, xuyên tạc nhằm thay đổi bản chất của sự việc, nghiêm trọng hơn là gieo rắc mầm mống ly khai, kích động chia rẽ dân tộc.
Chẳng hạn
trong bài viết của đối tượng Trương Huy San đã đưa ra các luận điểm rằng: Chính
sách phát triển Tây Nguyên khiến người dân nơi đây không có đất để địa táng
theo phong tục, bị thua thiệt về ngôn ngữ; hơn 50 cộng đồng dân tộc luôn thua
kém cơ hội tiếp cận kinh tế, văn hóa, chính trị. Vì vậy, Trương Huy San khẳng định,
vụ việc vừa qua mang màu sắc xung đột sắc tộc, văn hóa… nhằm phục vụ quan điểm
“Tây Nguyên là đất của người Thượng”. Về quan điểm của Trương Huy San đưa ra ở
trên hoàn toàn không có cơ sở và mang tính chất kích động.
Thực tế cho
thấy, theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2021, dân số khu vực Tây
Nguyên khoảng 6 triệu người, so với năm 1976 đã tăng gấp 5 lần. Với diện tích
không nở ra, chỉ 5,5 triệu ha, thiếu đất địa táng theo phong tục là hoàn toàn dễ
hiểu.
Đồng thời,
các em học sinh vùng núi, vùng sâu vùng xa cũng đều được hưởng những chính
sách, chế độ từ nhà nước. Tiếng Việt hiện tại cũng đã trở nên phổ biến cùng với
sự phát triển của Tây Nguyên, để đáp ứng được nhu cầu giao thương buôn bán,
phát triển du lịch. Và chính trong chính sách giữ gìn văn hóa thì tiếng mẹ đẻ của
các dân tộc thiểu số vẫn đang được bảo tồn.
Ngoài việc tiếp
cận chương trình phổ thông giáo dục hiện đại, các tỉnh Tây Nguyên ngày càng chú
trọng mở rộng việc dạy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy
trẻ em ở đây được nghe, nói, đọc, viết thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc
mình.
Bên cạnh đó,
từ hàng nghìn năm nay, 54 anh em dân tộc trên khắp lãnh thổ cùng đùm bọc, đoàn
kết, phát triển tạo nên bề dày nền văn hiến dân tộc Việt Nam. Bất cứ ai dù thuộc
dân tộc nào đều được tự do làm ăn sinh sống hợp pháp trên bất cứ lãnh thổ nào của
Việt Nam. Vậy nên quan điểm, “Tây Nguyên là đất của người Thượng” là hoàn toàn
đi ngược với tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đi ngược với tinh thần sở hữu đất
đai của toàn dân.
Và nếu không
được tiếp cận về cận về kinh tế, văn hóa, chính trị… thì làm sao Tây Nguyên có
thể “thay da đổi thịt” như ngày hôm nay. Cơ sở hạ tầng phát triển chung với việc
giữ gìn bản sắc văn hóa. Tây Nguyên đang vươn mình cùng sự phát triển của đất
nước. Chúng ta cần kiến quuyết đấu tranh với các quan điểm thù địch hòng phá hoạt
khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét