NHẬN THỨC ĐÚNG QUAN ĐIỂM CHO RẰNG “CHỈ CÓ THỂ CHỐNG ĐƯỢC THAM NHŨNG KHI THỰC HIỆN THỂ CHẾ TAM QUYỀN PHÂN LẬP”

 Khuê Minh

Trong công cuộc phòng, chống tham nhũng diễn ra quyết liệt, mạnh mẽ của Đảng ta trong thời gian vừa qua đã tạo ra những dấu ấn, niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Lợi dụng vấn đề đó, các thế lực thù địch tiếp tục ngoại công, nội kích tung ra những chiêu bài nhằm đánh lạc hướng mục tiêu, con đường đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta khi chúng cho rằng “chỉ có thể chống được tham nhũng khi thực hiện thể chế tam quyền phân lập”! Về thực chất, quan điểm này không hướng đến mục tiêu phòng, chống tham nhũng mà muốn nhân danh chống tham nhũng, lợi dụng đấu tranh chống tham nhũng để kích động đòi thay đổi thế chế chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, lật đổ Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Các nước tư bản hầu như đều vận dụng thuyết tam quyền phân lập trong xây dựng, tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước với nhiều biến thể khác nhau, tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở không ít quốc gia tư bản, thể chế này không thể ngăn chặn được sự chuyên quyền. Theo đó, có thể nói, “tam quyền phân lập” không phải là mấu chốt để giải quyết vấn đề tham nhũng. Bởi, tham nhũng xảy ra ở những nơi mà hệ thống pháp luật, cơ chế, quy chế còn bất cập, thiếu kín kẽ, thiếu chặt chẽ, không công khai, minh bạch; sự kiểm tra, giám sát chưa được duy trì có hiệu quả; vai trò của nhân dân, của dư luận xã hội chưa được phá huy đầy đủ; các hoạt động quản lý, giáo dục bị buông lỏng… Chính vì vậy, “tam quyền phân lập” không phải là “chìa khóa vạn năng” để xóa bỏ được nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến tham nhũng; không thể là phương thức và giải pháp duy nhất để đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.

Vì vậy, ở bất kể thể chế chính trị nào, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng chỉ có thể thành công khi có quyết tâm chính trị cao, coi trọng công tác phòng ngừa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa quản lý, giáo dục, tu dưỡng rèn luyện là cơ bản với trừng trị nghiêm khắc những cá nhân vi phạm; hoàn thiện thể chế về chống tham nhũng, tăng cường năng lực của bộ máy nhà nước và tính đồng bộ về pháp luật, pháp chế, kỷ cương; thực hiện tốt việc giám sát của các tổ chức, cá nhân trong xã hội với hoạt động của cơ quan nhà nước; có chính sách đãi ngộ với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức...

 

 

Nhận xét