Sự thâm độc tột độ phía sau một bài viết phản động

 Hải Linh

Tôi xin phép được nhắc lại tuyên bố nổi tiếng của Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela là người đạt giải Nobel Hòa bình được ghi trang trọng trước cổng trường Đại học Nam Phi như một lời cảnh báo đối với ngành giáo dục: “Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa, chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên, bệnh nhân sẽ chết dưới bàn tay của bác sĩ của nền giáo dục đó, các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đó. Tiền bị mất trong tay các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục đó và nhân loại chết dưới bàn tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục đó. Công lý bị mất trong tay của các thẩm phán của nền giáo dục đó và sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia”!. 

Đó là phát biểu của Nelson Mandela, Tổng thống Nam Phi, khẳng định vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng của nền giáo dục đối với bất kỳ quốc gia nào. Nói như thế để hiểu rằng, phía sau bài viết hết sức phản động của Đỗ Ngà “trăm năm trồng người” và thực tế hôm nay” là cả một sự thâm độc tột độ và rất nguy hại, bằng những luận điệu hết sức hoang đường và vô lý Đỗ Ngà đã vu khống trắng trợn những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam, phủ nhận sạch trơn những nỗ lực, cố gắng và kết quả mà nền giáo dục của chúng ta có được trong suốt những năm qua.

Ở bài viết “trăm năm trồng người” và thực tế hôm nay” của Đỗ Ngà, từ một số vụ việc tiêu cực, gây tranh cãi đơn lẻ, cá biệt, Đỗ Ngà đã đi quy chụp, bôi nhọ nền giáo dục Việt Nam. Y cho rằng “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” chính quyền cộng sản không làm gì cả ngoài phá hoại. Thực chất là hắn đã mượn gió bẻ măng để bôi nhọ Đảng và Nhà nước ta trong công tác lãnh đạo, quản lý nền giáo dục nói riêng, trong công tác lãnh đạo, quản lý đất nước nói chung.

Tôi xin dẫn ra những nội dung sau để chứng minh rằng, những luận điệu của Đỗ Ngà là hết sức dối trá, phản động và thâm độc. Ngược dòng lịch sử, chúng ta hãy nhìn lại nền giáo dục trước năm 1945, dưới chế độ thực dân, phong kiến, 95% dân số nước ta rơi vào tình cảnh mù chữ, đại đa số con em gia đình nông dân, nhân dân lao động không được đến trường. Trung bình mỗi tỉnh chỉ có từ 02 đến 04 trường tiểu học, mỗi trường có từ 100 đến vài trăm học sinh. Bậc Trung học chỉ có ở một số đô thị lớn, như: Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Mỗi trường cũng chỉ có khoảng 100 đến 200 học sinh. Đến năm 1945, toàn Đông Dương chỉ có Viện Đại học Đông Dương, gồm 10 trường Cao đẳng thành viên, với 1.575 sinh viên so với tổng số dân Việt Nam lúc đó là 23 triệu người. Từ thực trạng nêu trên, ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”1, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo; coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong từng thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền giáo dục của Việt Nam có sự cải cách, đổi mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới.

Suốt từ đó đến nay, nhất là trong hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận là nền giáo dục Việt Nam có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Chúng ta đã hoàn thành mục tiêu đưa trẻ em đúng độ tuổi được đến trường, cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Đến nay, Việt Nam đã có 700 trường đại học, học viện và trường cao đẳng với gần 73.000 giảng viên, hơn 16.500 tiến sĩ, 500 chương trình đào tạo, phối hợp với nhiều trường đại học trên thế giới và nhiều chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, cử nhân tài năng, chương trình tiên tiến theo chuẩn quốc tế. Theo báo cáo được Ngân hàng Thế giới công bố ngày 15/3/2018, có 07 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới đang nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Trong đó, sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc. Tháng 6/2018, tổ chức Quacquarelli Symonds  (QS) - Vương quốc Anh - đã công bố kết quả xếp hạng trường tốt nhất thế giới năm 2019. Tính đến ngày 09/6/2022, Việt Nam có 3 đại diện nằm trong top 801-1.000, gồm Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Duy Tân.

Những kết quả đã đạt được là minh chứng sinh động về thành tựu to lớn của nền giáo dục Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, khẳng định luận điệu của Đỗ Ngà là sai trái, vu khống trắng trợn. Mặc dù trong thời gian qua, với nhiều nguyên nhân khác nhau, nền giáo dục nước ta còn tồn tại một số hạn chế, bất cập, song không vì thế mà xuyên tạc, phủ định nền giáo dục Việt Nam.

 

Nhận xét