Một số quan điểm về chủ nghĩa dân túy và tính chất phản khoa học của nó

HP

Tư tưởng dân túy có từ xa xưa trong lịch sử, nhưng đến các thế kỷ XVII, XVIII và XIX mới phát triển mạnh mẽ trong các phong trào nông dân, thể hiện sự ủng hộ hoặc nhân danh nông dân, tìm mọi cách chống lại sự phát triển của sở hữu lớn tư bản chủ nghĩa, chống lại giai cấp tư sản trong quá trình cách mạng tư sản, hướng đến những phong trào đấu tranh mang tính không tưởng (không lấy chính sự phát triển hiện tại của những quan hệ kinh tế và xã hội, như cách nói của V.I. Lê-nin, làm tiêu chuẩn cho lý luận của mình, như ở các nước phương Tây, nhất là ở Anh, Mỹ, Pháp và sau đó ở Nga,...).

Vào những năm 70 của thế kỷ XIX, những người sáng lập ra chủ nghĩa dân túy ở Nga là Ghéc-xen, Chéc-nư-sép-xki; những nhà tư tưởng tiêu biểu của chủ nghĩa dân túy Nga là Ba-cu-nin, Láp-rốp, Mi-khai-lốp-xki. Đặc trưng của chủ nghĩa dân túy ở Nga lúc này là tư tưởng dân chủ nông dân, mơ ước chủ nghĩa xã hội với hy vọng bỏ qua chủ nghĩa tư bản, cho rằng có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công xã nông thôn và lấy giai cấp nông dân (do trí thức lãnh đạo) là động lực chính của cách mạng; chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa vào nông dân và công xã nông thôn, phủ nhận sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga, phủ nhận vai trò cách mạng và lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản, khẳng định chủ nghĩa tư bản có thể đi vào đời sống nhân dân mà không làm cho nông thôn phá sản, không bóc lột nông dân lao động. Theo V.I. Lê-nin, thực chất của chủ nghĩa dân túy ở Nga khi đó là thái độ thỏa hiệp với Nga hoàng, là từ bỏ cuộc đấu tranh chống chế độ Nga hoàng, hy vọng Chính phủ Nga hoàng đứng trên các giai cấp và có khả năng cải thiện đời sống của nông dân; Lênin nhấn mạnh, muốn đem chủ nghĩa Mác kết hợp với phong trào công nhân Nga, muốn thành lập chính đảng mác-xít cách mạng Nga, nhất thiết phải đập tan ảnh hưởng của chủ nghĩa dân túy trong phong trào cách mạng Nga nói chung và trong phong trào công nhân Nga nói riêng.

Thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” ở Mỹ, được sử dụng rộng rãi kể từ những năm 90 của thế kỷ XIX, khi phong trào dân túy của Mỹ thúc đẩy người dân sống ở nông thôn và Đảng Dân chủ chống lại những người theo Đảng Cộng hòa sống ở đô thị. Đến những năm 50 của thế kỷ XX, thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” được sử dụng một cách rộng rãi hơn trên thế giới, nhằm mô tả các phong trào chính trị khác nhau, từ chủ nghĩa phát-xít, chủ nghĩa cộng sản châu Âu, chủ nghĩa chống cộng đến chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,... và có rất nhiều cách hiểu khác nhau về chủ nghĩa dân túy. 

Đến đầu thế kỷ XXI, như F. Đéc-cơ (F. Decker) và C. Mớt-đơ (C. Mudde) xác định, chủ nghĩa dân túy trên thế giới có thể được xem là một hệ tư tưởng, nhưng là một “hệ tư tưởng mỏng”, nhằm giải thích thế giới và biện minh cho những mục tiêu cụ thể; được xây dựng trên cơ sở đa số người dân chống lại tầng lớp tinh hoa quyền lực; không có hệ thống giá trị cụ thể, mà chỉ nhấn mạnh sự tương phản giữa đa số nhân dân và tầng lớp tinh hoa; hướng vào việc tranh giành lòng tin của quần chúng, lợi dụng người dân cho mục đích riêng với lời hứa suông và thiếu trách nhiệm[1].

Chủ nghĩa dân túy, theo F. Phu-ku-y-a-ma, là thuật ngữ được sử dụng rất lỏng lẻo, nhằm mô tả một loạt các hiện tượng không nhất thiết dung hợp với nhau. Chủ nghĩa dân túy có các đặc điểm chính là: Là chế độ chính trị theo đuổi những chính sách được dân chúng ủng hộ trong một giai đoạn ngắn; Là việc lấy một số nhóm sắc tộc hoặc chủng tộc được coi là “nhân dân” làm nền tảng cho tính chính danh của chế độ; Là phong cách của các nhà lãnh đạo, cầm quyền tự xưng là người đại diện trực tiếp của nhân dân, hướng niềm hy vọng (và cả sự phản kháng) của người dân vào những hành động tức thời(2).

Còn theo Rô-nan F. Inh-gơ-hát (Ronald F. Inglehart) và N. Pi-pa No-rít (N. Pippa Norris), chủ nghĩa dân túy hiện nay có ba yếu tố chủ yếu:

Sự minh triết của nhân dân với tư cách số đông người;

Sự ưa thích các nhà lãnh đạo độc đoán;

Đề cao tinh thần bài ngoại, ưu tiên người bản địa(3).

Ngày nay, thậm chí đã xuất hiện những hình thức biểu hiện của chủ nghĩa dân túy mới. Trong đó chúng ta phải kể đến cả những vị tổng thống DONALDTRUMP, BIDEN, OBAMA, MACRON, VLADIMIR PUTIN có trong hệ thống đó không ? về mặt nghiên cứu chú ý tính chất khách quan, khoa học để đánh giá các đối tượng cho sát thực hơn vấn đề.

Nếu đi vào cống hiến của chủ nghĩa mác lớn nhất của chủ nghĩa Mác chúng ta phải kể đến học thuyết hình thái kinh tế xã hội; học thuyết giá trị thặng dư. Với tính chất khoa học và cách mạng của các học thuyết thì không ai có thể phủ nhận. Soi rọi những tinh thần thần của học thuyết để ta nhìn nhận chủ nghĩa dân túy thì các quan điểm của Chủ nghĩa dân túy trái với quan điểm cách mạng, khoa học của CNM. Bản chất chủ nghĩa dân túy là phản động, phản khoa học./.

 



[1] Phong Phong: Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, Trang human vn55 (Sigmail.com, ngày 12-5-2017).

Nhận xét