Một số góc nhìn về tính chất phản khoa học của chủ nghĩa dân túy

HP

Với sự thừa nhận tính chất phản khoa học của chủ nghĩa dân túy, song tính chất ấy có sự biểu hiện cụ thể trên các vấn đề xác định.

Tuyệt đối hóa vai trò mông dân, nông thôn và  mỵ dân,. Chủ nghĩa dân túy mới (neo-populism), với những thủ đoạn chính trị mang tính chất mị dân của một số giới chính trị tác động vào quan điểm, tâm lý của đám đông người dân (cử tri) để kêu gọi, tổ chức phong trào nhằm lôi kéo, tranh thủ quần chúng, giúp nhiều nhà dân túy giành được quyền lực, tạo ra những thay đổi lớn về tương quan lực lượng có lợi cho mình trên chính trường và làm thay đổi chính sách.

Nguồn gốc tư tưởng không thuần nhất

Chủ nghĩa dân túy chứa đựng rất nhiều yếu tố phức tạp và cần được nhìn nhận từ nhiều cách tiếp cận khác nhau(5). Chẳng hạn, ở cách tiếp cận ý thức hệ, có thể thấy nguồn gốc tư tưởng của nó không thuần nhất; ở cách tiếp cận “kỹ thuật”, có thể xem nó như là những chiến lược, đối sách hay phong cách, phương pháp thu hút quần chúng, sức hấp dẫn cá nhân, tài hùng biện, thuyết phục đối với số đông dân chúng của các nhà dân túy.

Từ những năm đầu thế kỷ XXI và nhất là từ năm 2016 trở lại đây, chủ nghĩa dân túy mới trỗi dậy ở nhiều nước với việc nhiều nhà dân túy giành được các vị trí lãnh đạo, gây ra những thay đổi trên chính trường quốc gia và quốc tế. Nguyên nhân làm xuất hiện chủ nghĩa dân túy rất đa dạng và phức tạp, từ kinh tế đến chính trị, từ xã hội đến văn hóa và ngày nay là vấn đề môi trường, cạn kiệt tài nguyên (Chẳng hạn, đó là sự bất bình đẳng kinh tế, phân biệt giàu - nghèo, bất mãn xã hội, phản ứng của các bộ phận dân cư từng chiếm ưu thế trước những thay đổi về các giá trị vốn đe dọa vị thế của họ, bất bình đẳng giới, bạo lực và buôn bán các trẻ em gái, phân biệt tôn giáo, chủng tộc, tư tưởng bài ngoại,...). Chủ nghĩa dân túy thường phát triển khi người dân trong xã hội phải đối mặt với những khó khăn do suy thoái hay khủng hoảng về kinh tế, bất ổn về xã hội, an ninh, môi trường và trước sự lúng túng, bị động, thất bại của các đảng cầm quyền, chính quyền hay sự suy thoái, nạn quan liêu, tham nhũng của công chức nhà nước; tình trạng bấp bênh của nền kinh tế trong bối cảnh các thay đổi về lực lượng lao động ở các xã hội hậu công nghiệp; những thay đổi về văn hóa và dân số;... Do vậy, dù với nội dung hay hình thức nào, về bản chất, chủ nghĩa dân túy cũng vẫn là một loại tư tưởng tiểu tư sản, duy tâm, phản khoa học, không tưởng, mị dân và thậm chí phản động.

Chủ nghĩa dân túy ngày nay có xu hướng trỗi dậy và hiện đang trở thành làn sóng trên thế giới, nhất là ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Làn sóng chủ nghĩa dân túy có thể đưa đến những hệ quả bất ngờ và gây bất ổn cho nền chính trị các nước, các khu vực và thế giới, làm thay đổi đường lối, chính sách của các đảng cầm quyền và các chính phủ. Chẳng hạn, thắng lợi trong các cuộc bầu cử của Mặt trận Dân tộc Pháp, Đảng Độc lập Anh, Đảng Chọn lựa cho Đức, Phong trào Năm sao ở I-ta-li-a, Đảng Tự do Hà Lan, Đảng Tự do Áo, và nhất là kết quả trưng cầu dân ý của đa số cử tri Anh đồng ý việc nước này ra khỏi Liên minh châu Âu (Brexit); “cuộc chiến giai cấp” giữa những người hưởng lợi từ một thế giới toàn cầu hóa với những người cảm thấy bị bỏ lại phía sau; sự phản ứng của người dân trước những khó khăn hay thất bại trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền, như Phong trào Áo Vàng ở Pháp hiện nay,... đã cho thấy rõ điều đó. Đặc biệt, chủ nghĩa dân túy cánh hữu đang có xu hướng thắng thế, mà hệ lụy của nó là có thể làm đảo ngược một số đường lối tích cực mà các quốc gia đang theo đuổi, như sự bình đẳng giới, bình đẳng kinh tế, sự hòa hợp giữa các dân tộc và xu hướng hợp tác quốc tế, chống chủ nghĩa độc quyền, bảo hộ.

Chủ nghĩa dân túy - thủ pháp, thủ thuật của giới hoạt động chính trị.

Có thể nói, chủ nghĩa dân túy là những thủ pháp, thủ thuật của giới hoạt động chính trị nhằm lôi kéo sự chú ý của người dân, thông qua nghệ thuật diễn thuyết với nội dung mơ hồ, khó thực hiện trong thực tế, nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó có tính chất ngắn hạn, nhất thời của người dân, nhất là của giới bình dân. Đặc điểm chung của chủ nghĩa dân túy là tách rời phát ngôn với hành động, chỉ làm thỏa mãn nhu cầu trước mắt của dân chúng hoặc một bộ phận dân chúng, nhanh chóng thay đổi quan điểm và không nhất quán một nguyên tắc nào. Hệ quả, thậm chí là hệ lụy của chủ nghĩa dân túy là nó thường gắn với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tinh thần quốc gia vị kỷ; chủ nghĩa bành trướng, bá quyền; sự ngạo mạn và chủ nghĩa biệt lập văn hóa, vấn đề di cư, nhập cư,... với những hình thái và mức độ biểu hiện khác nhau.

Tình cảm tự phát

Với tính cách là phong trào chính trị, phong trào dân túy thường nhấn mạnh đến đặc điểm văn hóa, tình cảm tự phát và nhất là lợi ích thường nhật, trước mắt của người dân. Các hoạt động của phong trào dân túy thường được diễn ra: Thứ nhất, thông qua các cuộc gặp gỡ trực tiếp, tìm hiểu và “lắng nghe”, “chia sẻ” ý kiến, nguyện vọng của số đông trong một nhóm dân cư bị thiệt thòi nhất định, hoặc các cuộc họp của dân chúng, trưng cầu dân ý hay các hình thức dân chủ trực tiếp, trong khi lại ít hoặc không cần quan tâm đến nguyện vọng, lợi ích chung của toàn xã hội; tập trung chú ý vào các quyền và lợi ích nhiều hơn là trách nhiệm và nghĩa vụ của các nhóm dân cư này. Thứ hai, thông qua hoạt động nghị trường ở các cơ quan dân cử với các tranh luận nghị sự, các sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cuộc mít-tinh, biểu tình,... Thứ ba, thông qua cá nhân các nhà dân túy - những người được “hâm mộ” với những phong cách chính trị có khả năng tạo “hình ảnh lớn” và “ấn tượng mạnh”, có các hình thức và thủ thuật “hùng biện chính trị” khi nêu chiến lược hay sách lược “đấu tranh” mang tính chất mị dân, nhằm lôi kéo, tranh thủ quần chúng để đạt được mục đích của họ.

Cho đến nay, các phong trào được coi là chủ nghĩa dân túy, như F. Phu-ku-y-a-ma xác định, còn có thể được khu biệt thành hai nhóm lớn: 1- Chủ nghĩa dân túy Cánh hữu (phổ biến ở khu vực Bắc Âu, bảo vệ các nhà nước phúc lợi nhưng không mở rộng dịch vụ, trợ cấp xã hội, dựa vào tầng lớp trung lưu, nhấn mạnh yếu tố sắc tộc và chống người nhập cư; những người thuộc tầng lớp lao động ở Mỹ ủng hộ Tổng thống Mỹ Đ. Trăm;...); 2- Chủ nghĩa dân túy Cánh tả (phổ biến ở khu vực Mỹ La-tinh và Nam Âu, được sự ủng hộ của người nghèo và hướng theo các chương trình xã hội tái phân phối lợi ích, khắc phục tình trạng bất bình đẳng về kinh tế; không nhấn mạnh vấn đề sắc tộc hoặc nhập cư)(4). Tuy nhiên, trong thực tế, thật khó phân định những người dân túy cánh tả hay cánh hữu một cách rõ ràng, bởi chủ nghĩa dân túy giống như một cách thức tìm kiếm quyền lực hơn là một lý tưởng chính trị. Những người dân túy thường có nét chung là có sức thu hút cá nhân, có tài hùng biện và thuyết phục số đông, nhất là những lúc người dân phải đối mặt với những khó khăn do suy thoái về kinh tế hay bất ổn về an ninh. Ngoài ra, lại có những nhóm, phong trào dân túy không thực sự thuộc nhóm nào trong hai nhóm nêu trên. Chẳng hạn, Phong trào Năm Sao ở I-ta-li-a, trong khi chống lại các thiết chế đã định hình và phản đối tầng lớp tinh hoa I-ta-li-a, nhưng khác với những người dân túy ở cả Nam Âu và Bắc Âu, khi nó dựa chủ yếu vào giai cấp trung lưu lớp giữa và lớp trên ở đô thị hơn là đặt nền tảng trên giai cấp lao động đang suy thoái.

Hiện nay, chủ nghĩa dân túy đang có nguy cơ ảnh hưởng sâu và tiêu cực tới Việt Nam, mặc dù ở Việt Nam chủ nghĩa dân túy không có cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội để tồn tại dưới dạng “chủ nghĩa”, mà mới chỉ tồn tại với tính cách là quan điểm, tư tưởng, không thành hệ thống lý luận và chỉ biểu hiện ở phát ngôn, hành động của một số người. Những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam dù chưa điển hình và chưa trở thành trào lưu chi phối đời sống chính trị - xã hội, nhưng đã xuất hiện nguy cơ tạo ra những hậu quả tiêu cực. Mức độ và phạm vi ảnh hưởng tiêu cực của các quan điểm, tư tưởng và hành động của chủ nghĩa dân túy đang có nguy cơ tăng lên trong đời sống xã hội, có khả năng lan rộng và thấm sâu - trở thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ cơ hội, mị dân lợi dụng - nên rất cần nhận diện và đấu tranh phòng ngừa, xử lý kịp thời, có hiệu quả.

Vấn đề trọng nguy hiểm nhất của chủ nghĩa dân túy là trái với chủ nghĩa Mác ở các vấn đề cốt yếu.

Ngoài ra phải kể đến phương pháp duy tâm về cách nhìn lực lượng cahcs mạng- tuyệt đối hóa nông dân.

Là tha hóa, biến chất của giới tinh hoa, tiếp tay cho những thủ đoạn, mưu mô tinh vi.

Lấy danh nghĩa tập thể, hướng lái tổ chức đi theo những tinh thần không thật căn cơ, bền vững.

Chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không thấy roc lợi ích căn cơ, cơ bản, lâu dài (có thể thấy nhưng họ vẫn cố tình vì lợi ích cá nhân)./.

Nhận xét