DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

Phạm Trung

Ngày 11/6/2022, trên trang blog Tiếng Dân, đối tượng Đào Tăng Dực phát tán bài “Vì sao độc tài chậm tiến hơn dân chủ”. Trong bài viết, Đào Tăng Dực vu cáo Việt Nam “vi phạm” tự do, dân chủ, nhân quyền; phủ nhận những thành tựu của Đảng và nhân dân ta trong công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để vạch trần tính chất sai trái, thù địch trong bài viết của Đào Tăng Dực, cần phải có quan điểm khách quan, khoa học về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện nay.

Dân chủ, nhân quyền là vấn đề nhạy cảm, thường xuyên được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng để chống phá Việt Nam. Các thế lực thù địch thường lợi dụng một số diễn đàn quốc tế, các blog cá nhân, mạng xã hội để  xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, đồng thời kích động người dân “tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền” hòng gây mất ổn định chính trị, xã hội, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Vậy thực tế vấn đề nhân quyền ở Việt Nam như thế nào? Có đúng như lời luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch?

Sau 35 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi bảo đảm dân chủ và các quyền con người. Việc bảo đảm dân chủ và các quyền con người ở Việt Nam được quan tâm thực hiện ngày càng tốt hơn. Về vấn đề dân chủ, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, coi đây là điều kiện thiết yếu để thực thi dân chủ. Việt Nam đã tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy định đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở cơ sở của nhân dân được bảo đảm trong thực tế; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí đã được ngăn chặn, đẩy lùi đáng kể, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Những đổi mới quan trọng của Quốc hội trong nhiều nhiệm kỳ, nhất là việc thực hiện chất vấn công khai các thành viên của Chính phủ; công bố, lấy ý kiến nhân dân đóng góp cho các văn bản dự thảo luật... đã tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở thật sự của xã hội. Chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc đã góp phần thu hút tối đa sự tham gia có hiệu quả của người dân (không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần giai cấp, quá khứ) đối với công tác quản lý nhà nước và xã hội. Công tác cải cách hành chính đã thu được những thành quả quan trọng; phương châm “một cửa” đã đi vào cuộc sống, làm giảm đáng kể sự phiền hà đối với người dân; các thủ tục hành chính đã và đang được tinh giảm, hàng trăm giấy phép to, nhỏ mang tính trói buộc đã bị bãi bỏ, người dân được tự do sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề mà luật pháp không cấm.

Về vấn đề nhân quyền, Việt Nam đã đạt được những thành quả nổi bật trên nhiều lĩnh vực, nhất là việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị. Đảng, Nhà nước, Chính phủ đều có nhận thức nhất quan về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, coi đây là vấn đề còn tồn tại lâu dài, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ta đã được đảm bảo ngày càng tốt hơn. Trong Hiến pháp, văn bản luật, pháp lệnh ở Việt Nam đều nhấn mạnh quyền con người, trong đó có những văn bản rất quan trọng như Hiến pháp 2013, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, v.v.. Mới đây, cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp đã thành công tốt đẹp, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Người dân Việt Nam nô nức đi bầu cử để thực hiện quyền của mình với tỷ lệ gần như tuyệt đối. Tỷ lệ người dân Việt Nam đi bầu cử vừa qua được xếp vào hàng cao nhất thế giới.

Tình hình dân chủ và nhân quyền của Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới thừa nhận, học tập vậy mà một số đối tượng không những không tự hào về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam mà còn mượn diễn đàn của một tổ chức phản động, bất mãn, một số blog cá nhân và mạng xã hội để suy diễn, xuyên tạc, hòng bôi nhọ, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Nhận xét