CẦN NHẬN THỨC ĐÚNG VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

                                                                          Văn Hóa

Vừa qua, hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống Việt Nam được các thế lực thù địch trong và ngoài nước không ngừng đẩy mạnh với quy mô ngày càng mở rộng, tính chất ngày càng quyết liệt, tinh vi, xảo quyệt. Đáng chú ý, các thế lực thù địch đưa ra các luận điệu vô lý để phê phán một số điều luật hay văn bản pháp lý cụ thể của Việt Nam, chúng đả phá Hiến pháp năm 2013, cho đó là lạc hậu, trái với quy định và luật pháp, thông lệ quốc tế. Chưa hết, chúng lấy cớ số cá nhân lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá Nhà nước Việt Nam bị cơ quan chức năng bắt giữ, khởi tố, xử lý theo pháp luật để vu khống Việt Nam vi phạm nhân quyền trong khi giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến tự do cá nhân. Tiếp đó, chúng suy diễn, dựng chuyện Việt Nam không thực hiện đúng tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền như đã cam kết; vu cáo, xuyên tạc Nhà nước Việt Nam rẻ rúng, nghi kỵ trí thức, đàn áp văn nghệ sỹ, bóp nghẹt tự do báo chí, tự do văn học nghệ thuật… Có thể nhận thấy, những luận điệu của các thế lực thù địch, phản động là hoàn toàn sai trái, xuyên tạc sự thật, thể hiện sự thiếu hiểu biết về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

Thực tiễn cho thấy, vấn đề nhân quyền luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam rất quan tâm và thực hiện rất tốt trên thực tế. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân là mục tiêu phấn đấu”; đồng thời: “… con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng của đất nước”. Mặt khác, quyền con người được khẳng định trong Hiến pháp rất cụ thể. Hiến pháp năm 2013 có 11 chương, 120 Điều, trong đó, chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương có điều luật nhiều nhất, gồm 36 điều (từ Điều 14 đến Điều 49). Từ năm 2014 đến nay, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hơn 100 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân phù hợp với Hiến pháp 2013. Đáng chú ý, tính đến năm 2021, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó có 7/8 công ước cơ bản. Việt Nam đã phê chuẩn hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế về nhân quyền. Việt Nam luôn khẳng định trên thực tế là thành viên nỗ lực tham gia các công ước quốc tế với tinh thần, trách nhiệm cao nhất, được nhiều tổ chức quốc tế, các quốc gia đánh giá cao. Với những nội dung trên là cơ sở để bác bỏ những luận điệu sai trái về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam mà các thế lực thù địch, phản động đang lu loa./.

Nhận xét