ĐỪNG BAO GIỜ PHỦ NHẬN CÔNG LAO CỦA NHỮNG ANH HÙNG DÂN TỘC

Hồng Hạc

Việc các thế lực thù địch xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử nước nhà không phải chuyện xa lạ. Tuy nhiên, Nguyễn Lương Tuyền trên trang Quyenduocbiet.com vừa qua đã đăng bài viết: “Võ Nguyên Giáp: Thiên tài khốn nạn của quê hương” thì thật sự là một hành động đáng lên án. Bởi lẽ những lời lẽ gian xảo trong bài viết của y hòng cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử. Nhưng sự thật đã cho thấy những đóng góp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bất tử, Người chính là biểu tượng cho khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam.

Thứ nhất, những chiến công của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành huyền thoại

Từ rất sớm, Võ Nguyên Giáp đã thể hiện tố chất của một nhà quân sự tài năng. Được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng tin tưởng trao toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, trong chiến dịch đó, với tư cách là Tổng Tư lệnh kiêm Chỉ huy trưởng Chiến dịch, Đại tướng đã đưa ra một quyết định lịch sử, đó là thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Với quyết định sáng suốt này, trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đã giành được toàn thắng cao nhất với sự hy sinh xương máu thấp nhất. Có thể nói, với nhãn quan thiên tài về quân sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kế thừa tinh hoa quân sự của thế giới, phát huy cao độ nghệ thuật chiến tranh nhân dân của truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc để làm nên những chiến thắng vẻ vang, làm rạng danh dân tộc Việt Nam anh hùng. Đánh giá về tài thao lược, bản lĩnh cầm quân của Đại tướng, nhà sử học quân sự Mỹ Cecil B.Currey, trong tác phẩm “Chiến thắng bằng mọi giá - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài của Việt Nam” đã bày tỏ sự kính phục của mình bằng nhận xét: “Ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ XX, và một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại”[1].

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng tư lệnh đã thiết kế nên một thế trận đặc biệt: Căng địch ra ở hai đầu chiến tuyến, làm cho địch bộc lộ sơ hở ở quãng giữa là miền Trung, Tây Nguyên. Khi địch đã rơi vào thế trận do ta sắp đặt, quân ta bất ngờ phá vỡ Tây Nguyên, tạo ra đột biến về chiến lược, tạo thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.  Năm 1984, Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh đã bầu chọn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 danh nhân quân sự vĩ đại nhất thế giới. Đặc biệt, trong số 10 bức chân dung được tạc tượng bằng vàng và đặt trang trọng ở Viện bảo tàng lớn nhất London, chỉ duy nhất Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tạc tượng khi vẫn đang còn sống.

Thứ hai, trong mỗi quyết định của mình, Đại tướng luôn thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam.

Với quan điểm thực tế của một nhà sử học, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều lần khẳng định dân tộc Việt Nam mong muốn hòa bình, nhưng đó phải là một nền hòa bình phù hợp với những giá trị pháp lý quốc tế và giá trị nhân văn của loài người. Tháng 4-1946, tại Hội nghị Đà Lạt, Võ Nguyên Giáp kiên khẳng định: “Chúng tôi muốn hòa bình, đúng thế, nhưng là một nền hòa bình trong tự do và công bằng, một nền hòa bình phù hợp với Hiệp định sơ bộ 6-3 chứ không phải hòa bình trong nhẫn nhục, mất danh dự và nô lệ”[2].

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Đại tướng luôn phấn đấu vì một lý tưởng và mục đích cao đẹp đó là giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đại tướng không chỉ cống hiến to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc mà còn góp phần cổ vũ mạnh mẽ tiến bộ xã hội, chống áp bức, bóc lột, bất công ở các nước thuộc địa. Điều đó càng làm cho tên tuổi của Đại tướng được thế giới vinh danh, cảm phục một vị tướng vì nhân dân, vì hòa bình.

Cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do và hạnh phúc của nhân dân chỉ vững bền và phát triển nếu chúng ta biết trân trọng công lao của những anh hùng dân tộc như Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chúng ta không có chỗ cho những g kẻ lạc loài như Nguyễn Lương Tuyền đang cố tình len lỏi với những âm mưu, thủ đoạn chống phá, nhằm phủ nhận thành quả cách mạng, phủ nhận công lao của ông cha và thế hệ đi trước./.


 



[1] Cecil B.Currey: Chiến thắng bằng mọi giá - Thiên tài quân sự Việt Nam: Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Nguyễn Văn Sự dịch), Nhà xuất bản Thế giới, Công ty sách Thái Hà, Hà Nội, 2013, trang 488.

[2] Georges Boudarel: Võ Nguyên Giáp, (Nguyễn Văn Sự dịch), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2013, trang 74

Nhận xét