PHÊ PHÁN Ý ĐỒ CHÍNH TRỊ PHẢN ĐỘNG CỦA NGUYÊN ANH

                                                                                                                                       Hồng Hạc                    

Mới đây, Nguyên Anh trên trang danlambao.com đăng tải bài viết: “Tư bản thực dụng & cộng sản ảo dụng”. Với thái độ hằn học, bài viết của Nguyên Anh đưa ra những nhận thức chủ quan, xuyên tạc sự thật, bộc lộ rõ những ý đồ chính trị thâm độc với mục đích phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Song, thực tiễn đã chứng minh những luận điệu của Nguyên Anh là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì:

Thứ nhất chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng để Việt Nam thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộcgiải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Nhân dân Việt Nam trong suốt thời gian dài bị chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lược đã nhận rõ bản chất áp bức, bóc lột, bất công của chủ nghĩa tư bản. Đã có nhiều nhà yêu nước đi tìm con đường cứu quốc, nhưng đều gặp thất bại, cho đến khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cách mạng vô sản. Do đó, đối với cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn tất yếu khách quan, là mục tiêu xuyên suốt đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng, là khát vọng của cả dân tộc. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã chiến thắng hai kẻ thù lớn nhất để giành độc lập, thống nhất đất nước đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo tiền đề quan trọng để nước ta đổi mới và phát triển toàn diện trên tất các lĩnh vực, đảm bảo cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thật sự.

Thứ hai, thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước là minh chứng sinh động về tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa

Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử, thay đổi đời sống mọi mặt của người dân: tăng trưởng kinh tế luôn đạt 6% đến 7%/năm; lạm phát ở mức thấp, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình chính trị và xã hội ổn định, quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, đó chính là cơ sở kinh tế - xã hội, tiền đề, nền tảng cho chủ nghĩa xã hội hiện thực.

Tăng trưởng kinh tế gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Công tác giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 2,75% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều). Nhiều chỉ số về giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực, như: tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99% (đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN, sau Singapore)…

35 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế; tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO. Đến nay, đã có 71 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 FTA khu vực và song phương và đang đàm phán 2 FTA với các đối tác khác. Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất của Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Do đó, việc tham gia và thực thi các FTA sẽ mang lại những cơ hội lớn cho Việt Nam, tác động tích cực tới phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm...

Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao trong các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các tổ chức của Liên hợp quốc... đóng góp tích cực và đang trở thành nước có vị thế và vai trò ngày càng cao ở khu vực, được cộng đồng quốc tế tôn trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, như: Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016, Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013 - 2017, Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016 - 2018.

Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam cùng lúc đảm nhận 3 trọng trách: Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA. Trong bối cảnh vô cùng khó khăn của đại dịch Covid-19 và những thiệt hại nặng nề do thiên tai bão lũ... song Việt Nam đã hoàn thành tốt cả ba trọng trách, góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế gi

 Những thành tựu mà Việt Nam đạt được đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế. Đây chính là tiền đề quan trọng, tạo ra tiềm lực, sức mạnh, niềm tin vào con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tương lai. 

Những bằng chứng thực tiễn trên cho thấy bài viết của Nguyên Anh thể hiện rõ bộ mặt của kẻ phản động, chống phá cách mạng nước ta. Chúng ta luôn vững tin vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta sẽ ngày càng đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa, đưa Việt Nam vững bước trên con đường trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI./. 

Nhận xét