NHỮNG THÀNH TỰU KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN CỦA VIỆT NAM

Văn Hóa

Vừa qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền chống Việt Nam với tính chất ngày càng quyết liệt và rất tinh vi, thâm độc. Các thế lực thù địch liên tục đưa ra các luận điệu vô lý để phê phán Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam, chúng cho rằng không phù hợp với quy định và luật pháp quốc tế; chúng kêu gọi người dân không tuân thủ pháp luật; vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Chưa hết, các thế lực này còn xuyên tạc sự thật khi cho rằng, Nhà nước Việt Nam đàn áp văn nghệ sỹ, bóp nghẹt tự do báo chí, tự do văn học nghệ thuật. Tiếp đó, các thế lực thù địch còn mượn danh nghĩa chức sắc, tín đồ tôn giáo được sự tiếp tay của các thế lực phản động đã lợi dụng nhân quyền trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo để chống phá chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Thực chất những luận điệu trên của các thế lực thù địch, phản động là hoàn toàn sai trái và vô căn cứ, nhằm hạ thấp uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Cả lý luận và thực tiễn cho thấy, vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, quyền con người luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hiện thực hóa trên thực tế rất tốt. Đại lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân là mục tiêu phấn đấu; con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng của đất nước. Tiếp đó, Hiến pháp năm 2013 có 11 chương, 120 Điều; trong đó, chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương có điều luật nhiều nhất, gồm 36 điều (từ Điều 14 đến Điều 49). Từ năm 2014 đến nay, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hơn 100 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân phù hợp với Hiến pháp 2013. Việt Nam rất chủ động, tích cực tham gia vào hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người do Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế ban hành. Đến năm 2021, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)… Theo Báo cáo “Phát triển con người năm 2019” được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố ngày 9/12/2019, với chỉ số HDI là 0,63, Việt Nam xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước.

Từ những nội dung trên cho thấy, Việt Nam luôn là thành viên nỗ lực thực hiện rất tốt vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo; đông thời tham gia các công ước quốc tế với tinh thần, trách nhiệm cao nhất, được nhiều tổ chức quốc tế, các quốc gia đánh giá cao. Những thành tựu của Việt Nam trong việc phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm quyền sống là quyền cao nhất trong đại dịch COVID-19 là những minh chứng rõ nét nhất trong bảo đảm quyền của con người trước những biến cố, đại dịch mà người dân trên toàn thế giới phải trải qua. Với những nội dung trên lừ cơ sở hoàn toàn bác bỏ những luận điệu xuyên tạc sự thật về Việt Nam của các thế lực thù địch./.

Nhận xét