CƠ HỘI VỀ CHÍNH TRỊ

HP

Trong hệ thống những kẻ cơ hội, phải kể đến cơ hội về mặt chính trị. Một số kẻ cơ hội chính trị hết lời ca ngợi chủ nghĩa xã hội dân chủ và chủ nghĩa dân chủ xã hội, cho rằng chủ nghĩa xã hội không nhất thiết phải đạt được thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng vô sản. Một số người đã phản bác khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa, phản đối chuyên chính vô sản; phê phán những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, như chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận giá trị thặng dư,... 

Một số khác lại cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống chưa hoàn chỉnh, các lý luận về mặt triết học, kinh tế, chính trị, xã hội còn nhiều điểm lạc hậu. Tất cả mưu toan thâm hiểm và tinh vi đó của các thế lực thù địch và phản động cần phải bị bóc trần và đấu tranh ngăn chặn. Theo cách nói của Lênin, bao giờ nó cũng tìm con đường trung dung, nó quanh co, uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nó tìm cách “thỏa thuận” với cả quan điểm này lẫn quan điểm kia, vì nó quy những bất đồng ý kiến của mình lại thành những điều sửa đổi nhỏ nhặt, những sự hoài nghi, những nguyện vọng thành tâm và vô hại...

Chủ nghĩa cơ hội ra đời cùng với quá trình hình thành và phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong thời kỳ 1864 khi quốc tế I được thành lập đến 1914. Chủ nghĩa cơ hội từ một vài xu hướng, bè phái cơ hội như Frudong, Baculin đã phát triển thành một lực lượng chính trị đáng kể trong các Đảng chủ chốt của quốc tế II, dẫn tới sự phân liệt sâu sắc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cuối cùng dẫn tới sự phá sản của quốc tế II.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, các Đảng cộng sản và công nhân quốc tế vừa phải tập trung đấu tranh chống lại giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản để thực hiện mục tiêu cuối cùng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, vừa phải tiến hành cuộc đấu tranh rất quyết liệt, phức tạp và lâu dài với một loại kẻ thù bên trong giấu mặt, trá hình giả danh chủ nghĩa Mác, chống lại chủ nghĩa Mác, phản bội lại phong trào cách mạng đó là chủ nghĩa cơ hội.

Trong sự nghiệp cách mạng, cùng quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình phát hiện, loại bỏ, đấu tranh không khoan nhượng với những chủ nghĩa cơ hội bởi đó là rào cản của sự nghiệp cách mạng./.

 

Nhận xét