ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN, VÀ CÔNG ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Phạm Trung

Ngày 14.2, thông tin từ Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Bình cho biết, sáng cùng ngày, hơn 5.000 công nhân Công ty TNHH Vienergy (địa chỉ tại Khu công nghiệp Phúc Sơn, TP.Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) đã đi làm trở lại sau nhiều ngày đình công đòi tăng lương. Cùng với đó là công nhân ở một số tỉnh như Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh cũng tổ chức đình công với mục đích tương tự.

Từ những nguồn thông tin này các lực lượng phản động chống phá Việt Nam ở trong và ngoài nước đã lợi dụng thông tin này để viết bài chia sẻ trên các trang mạng xã hội như Facebook, Istagram... và các trang báo mạng, và Papeg phản động như “Tiếng Dân”, “Việt Tân”, được các báo nước ngoài chia sẻ mạnh mẽ, thu hút số lượng người xem và chia sẻ lớn như BBC, hoặc VOA.

Trong đó đang chú ý có đối tượng Trần Thiên Trà phát tán bài  “Hậu quả của chính sách công nhân giá rẻ”; và trên trang blog của Việt Nam thời báo đối tượng T.K.Tran phát tán bài “Đình công nối tiếp đình công và vai trò mờ nhạt của Công đoàn”; cùng với đó là các bài viết mang tính chất xuyên tạc, chống đối chính quyền một số đội tượng phản động khác. Chúng tập trung xuyên tạc Thông tư số 18/2021/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, nhằm tuyên truyền và xuyên tạc những thông tín sai sự thật về diễn biến các vụ viêc trên, và vu cáo chính quyền  “cướp lương của công nhân”; và vu cáo Công đoàn Việt Nam “không quan tâm” đến quyền lợi của người lao động, và chúng kích động công nhân không tập trung sản xuất. Đồng thời yêu cầu Hội đồng tiền lương Nhà nước ấn định lại mức lương tối thiểu vùng, xóa bỏ công đoàn cơ sở, thành lập công đoàn độc lập, về vai trò của tổ chức công đoàn, các thế lực phản động xuyên tạc trắng trợn rằng, công đoàn hiện nay không còn phát huy vai trò là tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động; hoạt động của tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ mang tính hình thức, không dám đấu tranh với lãnh đạo doanh nghiệp, với ông chủ; họ cũng chỉ là người làm thuê và chịu sự quản lý của người sử dụng lao động và thậm chí, có thể bị sa thải nếu làm trái ý chủ doanh nghiệp.

Trước những luận điệu xuyên tạc đó của các đối tượng và lực lượng, ta cần phải nhận định và tiếp tục khẳng định rõ vai trò của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội.

Thực tế cho thấy, giai cấp công nhân chính là sản phẩm của nền đại công nghiệp và không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, họ tự ý thức được vị trí, vai trò của mình trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người. Mặc dù chủ nghĩa tư bản đã và đang có sự điều chỉnh thích nghi do sự đấu tranh quyết liệt của chủ nghĩa xã hội, của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động, song bản chất bóc lột của chế độ tư bản không hề thay đổi, mà nó ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn.

Mưu đồ của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội là ra sức tấn công vào nền tảng tư tưởng của các Đảng Cộng sản, trong đó có Việt Nam, nhằm thay thế bằng tư tưởng của giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới. Vậy nên, những luận điệu trên thực chất là phản động nhằm phục vụ cho ý đồ đen tối đó và chúng cố tình lờ đi sự thật là dưới tác động của hội nhập quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về cơ cấu thành phần và ngành, nghề, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện. Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn, hoàn thiện tác phong và kỷ luật lao động theo hướng hiện đại, vì thế, họ có nhiều cơ hội việc làm và đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện.

Mặt khác, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc và chống phá ta trên các mặt hạn chế của đời sống xã hội, chúng luôn ca ngợi các nước phương tây là “Dân chủ, nhân quyền và bác ái”, nhưng chúng lại không dám nhìn vào sự thật rằng những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản không hề giảm đi, mà ngày càng trầm trọng, gay gắt thêm. Trong xã hội tư bản, số người giàu “chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới ¾ nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội”. Điển hình là phong trào chiếm phố Wall ở Mỹ năm 2017; biểu tình chống phân biệt chủng tộc cuối tháng 5, đầu tháng 6-2020 ở Mỹ… Những điều đó là hệ quả của sự phân cực giàu nghèo, phân biệt đối xử… do sự thống trị của chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.

Những luận điệu xuyên tạc trên của các thế lực thù địch là hòng che đậy bản chất bóc lột của giai cấp tư sản hoặc tìm cách xóa nhòa ranh giới giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản, thủ tiêu đấu tranh giai cấp, hoàn toàn không có cơ sở khoa học và thực tiễn. Vì vậy, chúng ta cần tỉnh táo trước những bài viết của các lực lượng phản động như Tiếng Dân”, “Việt Tân”, đồng thời tích cực đấu tranh với những thủ đoạn tinh vi của chúng./.


Nhận xét