NHỮNG SAI LỆCH, PHIẾN DIỆN, THIẾU KHÁCH QUAN, THIỆN CHÍ TRONG BẢN “PHÚC TRÌNH 2021 VỀ TỰ DO TÔN GIÁO QUỐC TẾ” CỦA UỶ HỘI HOA KỲ VỀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

HT

Ngày 21 tháng 4 năm 2021, Ủy Hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế công bố bản phúc trình 2021 về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam với cái nhìn lệch lạc, méo mó, thiếu thiện chí. Trong công bố bản phúc trình 2021 của tổ chức này, Việt Nam đã bị đề nghị đưa vào “danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì những vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng và có hệ thống” (CPC).

Cùng trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt, bản báo cáo đã chủ yếu nhằm vào chỉ trích các cơ quan chức năng ở Việt Nam xử lý hoạt động vi phạm pháp luật của một số cơ sở tôn giáo, chức sắc, chức việc tôn giáo và số đối tượng phản động… theo luật pháp của Việt Nam là vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền, qua đó đã bộc lộ rõ mưu đồ của tổ chức này nhằm gây sức ép để đưa Việt Nam quay trở lại danh sách CPC của Ủy Hội Hoa Kỳ đề ra.

Trên thực tế, ở Việt Nam quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bình đẳng giữa các tôn giáo được quan tâm, tôn trọng, đáp ứng nhu cầu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận đều có cơ hội, điều kiện phát triển và hoạt động bình thường theo phương châm, đường hướng của các tôn giáo và cơ bản hoạt động theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Các tôn giáo lớn đều có phương châm hành đạo gắn bó đồng hành cùng dân tộc trong quá trình xây dựng đất nước, giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được phát huy trong đi sống xã hội, các tôn giáo có đóng góp nguồn lực của mình cho quá trình phát triển đất nuớc được Thủ tướng nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc biểu dương ngày 9/8/2019 tại Đà Nẵng.

Không thể nói “chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các cộng đồng tôn giáo” khi hiện nay, ở Việt Nam số lượng đội ngũ chức sắc, tín đồ các tôn giáo không ngừng tăng: có gần 56 nghìn chức sắc, 134 nghìn chức việc với khoảng 26 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau trong 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân đều được tự do hành lễ, dù ở nhà riêng hay các nơi thờ tự, Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu phát triển của các tôn giáo, Nhà nước Việt Nam đã tạo điều kiện cho Giáo hội các tôn giáo được mở mang cơ sở vật chất, tu sửa nơi thờ tự, mở các trường đào tạo. Đến nay, có khoảng 28.000 cơ sở thờ tự đang sử dụng tổng diện tích 14.850 ha đất. Hệ thống đào tạo của Giáo hội các trong cả nước: Phật giáo: có 04 học viện, 01 trường cao đẳng và nhiều trường trung cấp Phật học, gần 17.000 cơ sở thờ tự; Công giáo: 01 học viện, 9 đại chủng viện, hơn 7.000 cơ sở thờ tự; Tin lành: có 01 viện Thánh kinh thần học, hơn 500 cơ sở thờ tự; Cao Đài: có 01 học viện, hơn 1.200 thánh thất, thánh tịnh, Đồng thời có 12 báo, tạp chí liên quan tôn giáo. Phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có webside riêng, 5 năm qua, có hơn 3000 đầu ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu bản in, hàng triệu CD, DVD bằng nhiều ngôn ngữ, nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản Vesak, 500 năm cải chính đạo Tin lành… Điều đáng nói là, tự do tôn giáo các dân tộc thiểu số luôn được bảo đảm. Việc đăng ký điểm nhóm Tin lành đã được Chính phủ hết sức quan tâm, tạo điều kiện phê duyệt. Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước có khoảng 500 nghìn tín đồ thuộc 31 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành, với hơn 400 ngàn người đang sinh hoạt tại 240 chi hội và 1.300 điểm nhóm đã đăng ký với chính quyền địa phương. Khu vực Tây Bắc hiện có gần 200 nghìn tín đồ, chủ yếu là người H’Mông sinh hoạt ở hơn 1.300 điểm nhóm. Chính quyền các cấp đã tạo điều kiện cho đồng bào theo đạo Tin lành được sinh hoạt tôn giáo tại gia đình hoặc tập trung theo điểm nhóm. Đến nay, đã có trên 500 điểm nhóm đăng ký sinh hoạt thuộc 6 tổ chức, hệ phái. Từ năm 2013 đến nay, liên tục có các điểm nhóm mới được Nhà nước cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo.

Như vậy, tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người thực sự được tôn trọng, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn. Đó là một thực tế rõ như ban ngày, không ai có thể phủ nhận được. Điều này, được cộng đồng quốc tế, trong đó có nhiều chính khách Mỹ đã chứng kiến và ghi nhận. 

Thiết nghĩ Ủy Hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo Quốc tế, trực tiếp là những người soạn thảo và thông qua “Bản phúc trình 2021 về tình hình tự do tôn giáo Quốc tế” cần có cái nhìn, đánh giá khách quan, toàn diện về tình hình thực tế về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, đồng thời hãy xóa bỏ sự kỳ thị, xuyên tạc và thiếu thiện chí về tình hình tôn giáo ở Việt Nam./.

 

 

 


Nhận xét