THAM NHŨNG LÀ VẤN NẠN CHUNG CẦN XÓA BỎ CỦA NHÂN LOẠI

Cương Trực

Tham nhũng là hiện tượng xã hội đã xuất hiện sớm trong lịch sử loài người, nó tồn tại trong các chế độ chính trị khác nhau, gắn liền với nhà nước và quyền lực bị thao túng, tha hóa. Bản chất của tham nhũng gắn liền với quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế và cho dù chế độ chính trị nào, chủ nghĩa xã hội hay tư bản chủ nghĩa, chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì vẫn có nguy cơ xảy ra nạn tham nhũng.

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng là tệ nạn nhức nhối, xảy ra với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó đa số là các quốc gia thực hiện chế độ đa đảng, “tam quyền phân lập”, do giai cấp tư sản lãnh đạo. Thậm chí ở một số quốc gia có kinh tế phát triển khá mạnh như Hàn Quốc, Malaixia, nguyên thủ quốc gia còn vướng vào đại án tham nhũng. Các quốc gia đa đảng như Braxin, Côlômbia, Malaixia… là các nước thuộc nhóm “nước tham nhũng nghiêm trọng”. 

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, việc chống tham nhũng luôn quan tâm, chú trọng. Thực tế Đảng và Nhà nước ta chưa bao giờ và không bao giờ bao che, dung túng cho tội tham nhũng, tất cả những ai phạm tội tham nhũng, kể cả những người có chức, có quyền cao cấp, là ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng... đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc... Như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: công tác phòng chống tham nhũng cũng đã được chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện ráo riết, quyết liệt, đạt được nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt đẹp, được nhân dân rất hoan nghênh, ủng hộ, đồng tình cao, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội”. Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng rất kiên quyết, triệt để, đã đóng góp quan trọng cho thành tựu 35 năm đổi mới. Việt Nam là một trong các nước có chế độ chính trị và sự ổn định chính trị nhất thế giới, được cả thế giới công nhận. Đó là một thực tế không ai có thể phủ nhận được.

Mục tiêu bài trừ “tham nhũng” là của toàn nhân loại tiến bộ. Có nhiều phương thức khác nhau để đạt được mục tiêu đó, đồng thời ở từng quốc gia, dân tộc với điều kiện, hoàn cảnh riêng lại khác nhau. Không thể bê nguyên xi một mô hình nào đó để vận dụng, chúng ta chỉ có thể kế thừa các “hạt nhân hợp lý” của nó mà thôi. Đối với Việt Nam, cần phải có sự kiểm soát đối với quyền lực nhà nước, sự kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, cần phải có sự giám sát của các tổ chức xã hội của nhân dân với các cơ quan nhà nước; nhưng vấn đề không phải tạo nên sự kiểm soát lẫn nhau như giữa các lực lượng đối lập, tạo nên sự chia rẽ, cản trở sự phát triển của đất nước.


Nhận xét