VỀ XUYÊN TẠC VIỆT NAM CÓ “HAI CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO”

 

HT

Trong những năm gần đây, các thế lực chống cộng trong và ngoài nước lợi dụng vấn đề dân chủ và quyền con người, xuyên tạc, bôi nhọ đường lối chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Họ vu cáo Việt Nam thực hiện chính sách kỳ thị dân tộc, xuyên tạc tình hình tôn giáo Việt Nam, xuyên tạc chính sách tôn giáo của nhà Nước Việt Nam, vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo, đòi đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo. Chúng cho rằng: “có hai chính sách tôn giáo ở Việt Nam”!?.  Đó là chính sách bảo vệ, bảo đảm trên hình thức và “chính sách” không bảo vệ, không bảo đảm trong thực tế thông qua “cơ chế xin - cho” nhằm tạo lập các “tôn giáo quốc doanh”. Chúng cho rằng Việt Nam thực hiện"hai chính sách tôn giáo" nhằm mục đích để phân biệt đối xử, sách nhiễu đối với đạo Thiên chúa (Công giáo), đạo Tin lành, đạo Khơme Nam tông và các tôn giáo nhỏ, thiên vị đạo Phật.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo với những đặc điểm riêng mà nhiều quốc gia khác trên thế giới không có. Cả nước có 54 dân tộc anh em với khoảng hơn 26 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau cư trú ở các vùng miền khác nhau, có trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội và mức sống cũng khác nhau. Dù là dân tộc nào, theo loại hình tín ngưỡng, tôn giáo gì chăng nữa thì người dân sinh sống trên mảnh đất Việt này, vẫn luôn có những ước vọng chính trị, văn hóa mang tính nhân văn sâu sắc.

Nhận thức rõ lý luận mác xít về tôn giáo, bức tranh tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, hiểu rõ nhu cầu tâm linh của nhân dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam Việt Nam đã nhất quán trong quan điểm, chính sách của mình về tín ngưỡng, tôn giáo trong suốt quá trình cách mạng và hiện nay đó là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật, các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Điểm 1, 2, 3 Điều 3 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016) ghi rõ: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: 1. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân. 3. Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

Đến nay, Nhà nước Việt Nam đã cấp giấy đăng ký và công nhận 43 tổ chức của 16 tôn giáo. Từ xưa đến nay, các tín ngưỡng, tôn giáo luôn chung sống hoà hợp, gắn bó với dân tộc. Do đó, một lần nữa chúng ta khẳng định, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thực sự được coi trọng, bảo đảm ngày càng tốt hơn, đồng thời là cơ sở để phê phán

Có thể nói luận điệu “Việt Nam có hai chính sách tôn giáo” là sự xuyên tạc thể hiện một mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam./.

Nhận xét