NHẬN DIỆN CÁI GỌI LÀ “XÃ HỘI DÂN CHỦ”

 

Văn Hóa

Thời gian vừa qua, một số phần tử cơ hội chính trị lợi dụng việc Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII để đưa ra nhiều quan điểm đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Một số đối tượng cổ súy, hình tượng hóa vấn đề “xã hội dân sự”, yêu cầu Đảng phải có cơ chế khuyến khích “xã hội dân sự” phát triển.

Thực chất, chiêu bài “xã hội dân sự” là nhằm chống phá, làm thay đổi tình hình chính trị của quốc gia, tạo ra những hệ quả vô cùng nghiêm trọng, là nguồn gốc thai nghén ra các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”, bạo loạn lật đổ chính quyền tại không ít nơi trên thế giới. Với mưu đồ chống phá Việt Nam, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, các thế lực cơ hội chính trị đang biến tướng vấn đề về “xã hội dân sự”, coi việc hình thành các tổ chức “xã hội dân sự” là bước đầu để tập hợp lực lượng, sản sinh ra các tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản ngay trong lòng đất nước. Thực tế cho thấy, hoạt động của nhiều hội, nhóm núp bóng “xã hội dân sự” do các cá nhân, tổ chức chống đối, cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước thành lập, điều hành, như: “Hội anh em dân chủ”, “Hội bầu bí tương thân”, “Hội nhà báo độc lập”, “Tổ chức xã hội dân sự”… Các đối tượng chống đối không chỉ thành lập các hội, nhóm dưới bóng “xã hội dân sự” trong lòng Việt Nam, hoạt động một cách độc lập, riêng rẽ, mà có sự móc nối, câu kết chặt chẽ với nhiều tổ chức quốc tế thường xuyên có hoạt động chống phá Việt Nam như RSF (Phóng viên không biên giới), AI (Ân xá quốc tế)…

Thực tế cho thấy, “dân chủ” chỉ là vỏ bọc để các đối tượng đưa ra nhằm đánh lừa nhận thức của người dân. Mục tiêu của việc thúc đẩy cái gọi là “xã hội dân sự” tại Việt Nam là tạo ra con đường để hình thành các tổ chức, lực lượng chính trị đối lập với Đảng Cộng sản một cách công khai, hợp pháp. Từ đó, các đối tượng đưa Việt Nam đi vào con đường đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản với Nhà nước và xã hội. Thời gian vừa qua, các đối tượng này cố tình hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị; rêu rao luận điệu cho rằng các tổ chức “xã hội dân sự” hoạt động ưu việt và hiệu quả hơn nhiều so với các cơ quan công quyền. Từ đó, các đối tượng kích động sự hoài nghi, thiếu niềm tin vào Đảng trong một bộ phận quần chúng. Một số cá nhân, tổ chức chống đối, cơ hội chính trị triệt để tận dụng vấn đề làm từ thiện trên để đánh bóng tên tuổi...

Ở Việt Nam không có sự kỳ thị, không ngăn cản việc người dân lập hội, tham gia các tổ chức hợp pháp. Điều 25, Hiến pháp 2013 đã quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội... Tuy nhiên, tất cả các hội nhóm, đoàn thể đều phải tuân thủ nghiêm các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động núp bóng thành lập “xã hội dân sự” để sản sinh ra các hội, nhóm chống đối đều là vi phạm, cần phải nhận diện kịp thời và kiên quyết loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội Việt Nam./.

Nhận xét