MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG TĂNG CƯỜNG TIỀM LỰC CHÍNH TRỊ - TINH THẦN HIỆN NAY

 

 Tri Thức

Những năm qua Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể các cấp đã quan tâm chăm lo xây dựng, tăng cường tiềm lực chính trị tinh thần trong sức mạnh quân sự Việt Nam. Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đánh giá: Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn và từng bước được hiện thực hoá. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới.

Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước. Kết quả đã tạo sự đồng thuận về chính trị - xã hội, tinh thần lạc quan, yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, ý thức chủ quyền là nét chủ đạo trong trạng thái chính trị - tinh thần của xã hội ta hiện nay. Tạo dựng tiềm lực chính trị - tinh thần vững chắc trong sức mạnh quân sự Việt Nam. Những thành tựu đó là kết quả của sức mạnh tổng hợp của chủ thể trên tất cả các lĩnh vực. Có thể khái quát những bài học kinh nghiệm cụ thể như sau:

Các chủ thể có nhận thức, trách nhiệm đúng đắn với việc tăng cường tiềm lực chính trị - tinh thần trong sức mạnh quân sự Việt Nam hiện nay. Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của tăng cường tiềm lực chính trị - tinh thần trong sức mạnh quân sự Việt Nam, các chủ thể lãnh đạo, chỉ huy, quản lý các cấp đã chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả. Nhận thức về vị trí, vai trò và nội dung tang cường tiềm lực chính trị - tinh thần được được thể hiện thông qua hệ thống các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của từ Trung ương, Quân ủy Trung ương, đến cấp ủy đảng các ngành, các cấp. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo vừa mang tính thường xuyên, vừa sát với thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh đất nước, của các ngành, chính quyền địa phương và các đơn vị Quân đội. Các chủ thể tăng cường đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn bổ sung, phát triển lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể, Địa phương đã quan tâm, tổ chức tiến hành thường xuyên, đảm bảo tính khách quan tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, nhiệm vụ quân sự - quốc phòng của đất nước và các cơ quan, địa phương, đơn vị trong tình hình mới.

Nội dung, hình thức, phương pháp giáo tuyên truyền, giáo dục được tiến hành thường xuyên và cơ bản sát với các đối tượng. Các chủ thể đã tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tiến hành thường xuyên công tác giáo dục tuyền truyền các nội dung tiềm lực chính trị - tinh thần một cách toàn diện và bám sát với các đối tượng. Hình thức, phương pháp khá phong phú. Quá trình thực hiện đã kết hợp và gắn chặt với đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Ban Tuyên giáo Trung ương, Các cơ quan chức năng của các Bộ, Ban, ngành đã tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn chặt chẽ hoạt động giáo dục ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị. Trên cơ sở hình thức giáo dục, tuyên truyền miệng với học tập tại chức và đặc biệt là hệ thống thông tin, truyền thông báo chí in, điện tử và mạng xã hội.

Các chủ thể khai thác, sử dụng có hiệu quả các nhân chứng, hiện vật lịch sử, các di tích, bảo tàng truyền thống, nhà truyền thống, phòng truyền thống, phòng Hồ Chí Minh trong đó có tập trung hướng vào khai thác, giáo dục mục tiêu, lý tưởng chính trị, tinh thần yêu nước, đại đoàn kết, và các giá trị truyền thống. Góp phần xây dựng bản lĩnh chính trị, lòng yêu nước và niềm tin của toàn thể nhân dân với mục tiêu, lý tưởng và sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Cơ quan chính trị, cán bộ chính trị, cán bộ tuyên huấn các cấp phát huy tốt vai trò tham mưu, vai trò nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm quy chế, quy định, duy trì tốt các chế độ; chỉ đạo hướng dẫn xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện và quản lý kiểm tra công tác giáo dục chính trị tại đơn vị ngày càng đi vào nền nếp tốt hơn. Thực hiện đổi mới nội dung, hình thức và biện pháp giáo dục giá trị truyền thống, trong đó có giá trị nhân văn quân sự truyền thống tại đơn vị, sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đã kết hợp chặt chẽ sáng tạo hình thức học tập chính trị với hoạt động giáo dục thường xuyên, tuyên truyền giáo dục truyền thống, gắn với thực hiện các phong trào thi đua và các cuộc vận động từ đó khơi dậy niềm tự hào, củng cố lòng tin, xây dựng động cơ trách nhiệm.

Các chủ thể tạo lập môi trường hoạt động, rèn luyện sát với thực tiễn điều kiện chiến tranh bảo vệ Tổ quốc để nâng cao bản lĩnh chính trị - tinh thần cho các lực lượng nòng cốt. Sự thống nhất của môi trường chính trị với môi trường kinh tế - xã hội và văn hoá là cơ sở để các chủ thể hoạt động, rèn luyện sát với thực tiễn điều kiện chiến tranh. Những năm qua các chủ thể đã tích cực, chủ động và sáng tạo xây dựng môi trường tốt đẹp, lành mạnh, phong phú gắn với giáo dục nâng cao nhận thức từ đó tạo sự chuyển hóa quan trọng từ nhận thức, thái độ, động cơ của các chủ thể đến hành vi ứng xử trong thực tiễn. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã từng bước chuẩn hóa tinh thần cốt lõi trong nội dung tiềm lực chính trị - tinh thần, các tiêu chí chuẩn mực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh làm cơ sở cho rèn luyện thực tiễn. Bảo đảm toàn diện cả ý thức chính trị, tâm trạng xã hội, niềm tin, lý tưởng và các giá trị văn hoá. 

Hệ thống cơ chế, chính sách từng bước được tạo lập cho hoạt động tăng cường tiềm lực chính trị - tinh thần trong sức mạnh quân sự Việt Nam hiện nay. Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban, ngành, địa phương đã quan tâm xây dựng cơ chế, chính sách, hoàn thiện các văn bản pháp luật nhằm tạo lập cho hoạt động tăng cường tiềm lực chính trị - tinh thần trong sức mạnh quân sự Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở hệ thống cơ chế, thiết chế đã tổ chức tốt hoạt động phối hợp, kết hợp giữa các bộ phận, các ban ngành, lực lượng giữa quân đội với công an, với công ty, doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp trong tang cường tiềm lực chính trị - tinh thần của nước ta hiện nay. Gắn giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục quốc phòng và an ninh với xây dựng đơn vị văn hoá. Hệ thống thiết chế văn hóa được quan tâm đúng mức./.

Nhận xét