CẢNH BÁO KẺ THÙ CỦA ĐẠO ĐỨC CỘNG SẢN

 

HP

Về đạo đức cộng sản, V.I. Lênin đã khẳng định, trước hết, đó là lòng trung thành của người cộng sản với sự nghiệp cách mạng. Đây là một trong những điều kiện cơ bản để thực hành và giữ vững “kỷ luật sắt” của Đảng. Người chỉ ra, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong đảng phải trên tinh thần kiên quyết đấu tranh chống các hoạt động bè phái “những người cộng sản cánh tả”, hành động hoàn toàn không trung thực, không đồng chí, vi phạm kỷ luật của đảng; thái độ đó đã là và tiếp tục một bước tiến tới phân liệt của các đồng chí đó…”[1]. Trong cuộc đấu tranh với “bọn quan liêu” cần xác định không chỉ là lâu dài, cần thiết, mà còn là vấn đề cấp bách; với nhân dân, đạo đức cộng sản là phải có thái độ tôn trọng, gần gũi, tin tưởng, phục vụ và là tấm gương.

V.I. Lênin đã cảnh báo kẻ thù của đạo đức cộng sản đó là “kiêu ngạo cộng sản”, tự phụ, tự cao tự đại, là những và do đó yêu cầu những đảng viên cộng sản phải khiêm tốn, cầu thị. Cụ thể,“tính tự cao tự đại của người cộng sản” là một trong những nguyên nhân khiến các đảng cách mạng đi đến chỗ tiêu vong và phải biết gạt bỏ thái độ huênh hoang “cộng sản” “tính tự phụ kiểu trí thức”, cần phải ra sức học tập, học tập toàn diện, thiết thực, bởi vì “Những người cộng sản chỉ là một dọt nước trong đại dương, một dọt nước trong đại dương nhân dân”[2].

Phẩm chất tận tâm, tận tụy, trách nhiệm với công việc trước tiên, được xem là một trong những điều kiện để kết nạp những quần chúng ưu tú vào Đảng và là một tiêu chí lựa chọn những người đảm đương cương vị công tác được giao.

Ngày nay, trước sự biến động phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước trên các lĩnh vực đã đặt ra tính cấp thiết về đạo đức và giáo dục đạo đức. Vấn đề giao lưu, mở cửa, hợp tác, dịch bệnh, an ninh phi truyền thống, chiến tranh, khủng bố, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và mặt trái cơ chế thị trường.... đã và đang tác động mạnh mẽ tới đời sống, văn hóa, đạo đức của con người. Thực tế, trong lịch sử, hiếm có khi nào, vấn đề thiện, ác, lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm, lẽ sống, lối sống, nhân cách... được quan tâm sâu sắc, mãnh mẽ, cấp bách như hiện nay.

Vấn đề đặt ra, cần phải coi trọng xây dựng đạo đức cách mạng – tinh thần nhân văn, nhân đạo cao cả nhất vì sự tồn vong, phát triển của nhân loại, mà trong đó có tư tưởng của Lênin. Chủ tịch Hồ chí Minh đã khẳng định: “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”[3]

Đảng ta –là đạo đức, là văn minh, sẽ là hiện thân của tinh thần đạo đức cộng sản có tính phổ quát của V.I.Lênin trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đang ta luôn trung thành, sáng tạo những di huấn của Lênin trong rèn luyện đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, phấn đấu hy sinh vì lợi ích của nhân dân và Ðảng xứng đáng là “trí tuệ, lương tâm, danh dự” của dân tộc và thời đại, được nhân dân tin yêu.

Trước sự tác động nhiều mặt của tình hình, của đời sống xã hội hiện nay càng cần thiết hơn bao giờ hết về nền gốc của đạo đức cộng sản. Nghiên cứu tư tưởng về giáo dục đạo đức cộng sản của V.I.Lênin không chỉ là cơ bản mà còn là vấn đề cấp thiết, góp phần cho sự hóa giải, điều chỉnh ý thức, hành vi đạo đức mới trên các lĩnh vực xã hội như: đạo đức công vụ, đạo đức môi trường, đạo đức kinh doanh…. Qua đó góp phần to lớn cho thắng lợi của sự nghiệp “Xây dựng Đng trong sch, vng mnh v chính tr, tư tưởng, t chc và đo đức[4], “Coi trng xây dng văn hóa trong các t chc đảng, cơ quan nhà nưc, trong h thống chính trị”, “Đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ, công chức” theo tinh thần Văn kiện Đại hi đại biu toàn quc ln th XII và Ngh quyết Hi ngh Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng ta./.

 



[1] Lênin Toàn tập , tập 36, Nxb TB M 1978, tr.96

[2] Lênin Toàn tập tập 45, Nxb TB M 1978, tr.117

[3] Hồ Chí Minh Toàn tập, T5 NXB CTGG 2001, tr.252-253.

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG-ST, H.2016, tr.202.

Nhận xét