VI PHẠM PHÁP LUẬT THÌ NHẤT ĐỊNH PHẢI BỊ TRỪNG TRỊ

Trần Trung

Sau khi, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét khẩn cấp đối với Phạm Đoan Trang (tên thật là Phạm Đoan Trang, 42 tuổi, trú quận Đống Đa, Hà Nội) về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Ngay lập tức, một số tổ chức núp bóng nhân quyền như “Phóng viên không biên giới” (RSF), “Theo dõi nhân quyền thế giới” (HRW), “Ân xá quốc tế” (AI)... đã lớn tiếng phản đối và kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho Phạm Đoan Trang.

Thực chất Phạm Đoan Trang đã có những hành vi đi ngược lại với lợi ích của đất nước, của nhân dân. Những hành vi trên của Phạm Đoan Trang vi phạm pháp luật như thế nào, đến đâu sẽ được các cơ quan bảo vệ pháp luật làm rõ. Việc cơ quan chức năng thi hành lệnh khởi tố, bắt bị can để tạm giam, khám xét nơi ở đối với Phạm Đoan Trang là việc làm cần thiết nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Có thể thấy rằng, ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác, những kẻ vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Hoàn toàn không có chuyện bắt, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là đàn áp người “bất đồng chính kiến”, “người hoạt động nhân quyền” như những luận điệu mà RSF, HRW, AI đưa ra.

Việc đưa ra những tuyên bố sai sự thật trên thực chất là một sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam, thể hiện ý đồ của các tổ chức đội lốt “nhân quyền”, đó là cố tình bảo vệ, hà hơi, tiếp sức cho Phạm Đoan Trang cũng như các đối tượng chống đối chính quyền khác. Họ cố tình xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp những người “bất đồng chính kiến” nhằm làm cho các quốc gia, tổ chức, cộng đồng thế giới hiểu sai về quan điểm, chính sách của Việt Nam, hạ uy tín của Việt Nam đối với bạn bè thế giới. 

Nhận xét