Gió biển
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nếu không kiên quyết chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, lãng phí, tham ô, thì nó sẽ cản trở, phá hoại ta tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Nguyên nhân của bệnh quan liêu đó là: “Xa nhân dân”, do đó không hiểu tâm lý, nguyện vọng của nhân dân; “khinh nhân dân”, cho rằng nhân dân là bảo sao làm vậy, không hiểu được chính trị, lý luận cao xa như mình. Khi có sai lầm, khuyết điểm thì sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa…
Bệnh quan liêu, mệnh lệnh chỉ đưa đến một kết quả là: Hỏng việc. Qua đó, Người chỉ rõ cách chữa của bệnh ấy là: Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết; liên hệ chặt chẽ với nhân dân; việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; có khuyết điểm phải thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình; sẵn sàng học hỏi nhân dân; tự mình phải gương mẫu cần, kiệm, liêm, chính, để nhân dân noi theo.Thấm nhuần lời dạy của Người, trong suốt quá
trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, việc đấu tranh chống bệnh quan liêu, mệnh
lệnh, lãng phí, tham ô và tiêu cực luôn được Đảng, Nhà nước ta thực hiện một
cách quyết liệt. Đặc biệt, những năm qua, nhiều vụ việc vi phạm kỷ luật nghiêm
trọng, các vụ án lớn, mà nguyên nhân xuất phát từ bệnh quan liêu, mệnh lệnh của
một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất đã được Đảng, Nhà
nước ta chỉ đạo xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, không có vùng cấm. Hội
nghị Trung ương 4, khóa XII cũng xác định: “Quan liêu, xa rời quần chúng của
một bộ phận CB, ĐV là căn bệnh tồn tại khá phổ biến và gây hại trực tiếp đến sự
nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”.
Phòng, chống bệnh quan liêu của cán bộ, đảng
viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh không thể mang lại hiệu quả nếu chỉ dừng lại ở
việc hô hào chung chung mà phải có một hệ thống biện pháp thiết thực, cụ thể.
Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ chủ trì phải thực sự nêu gương
trong giữ gìn đạo đức cách mạng, thường xuyên gần dân, học dân, sâu sát cơ sở,
nắm chắc thực trạng cơ quan, đơn vị, địa phương mình, để kịp thời có những đề
xuất hiệu quả, thiết thực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả, thiết thực
nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho quần chúng nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên
phải luôn hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, coi đó là vinh dự, trách nhiệm
của mình trong quá trình phấn đấu, rèn luyện và phát triển. Có như vậy, cán bộ,
đảng viên mới thực sự làm cho dân tin, dân yêu và sẵn sàng đóng góp công sức,
trí tuệ vào sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị và địa phương.
Nhận xét
Đăng nhận xét