NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC
Ngọc
Bảo
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng,
phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước, cần phải chú trọng thực hiện các giải pháp sau đây:
Thứ
nhất, tích cực tăng cường, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước, phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ chức đảng, cấp ủy và người đứng đầu đối
với vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Quá trình hội nhập, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra rất nhiều yêu cầu mới đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Vì vậy, công tác tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhả nước, hoàn thiện thể chế và chính sách phát triển văn hóa, xây dựng con người là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Lãnh đạo xây dựng, phát triển văn hóa, con
người phải trở thành công tác thường xuyên của các tổ chức đảng từ Trung ương tới
cơ sở. Phải đặc biệt coi trọng xây dựng văn hóa trong các cơ quan Đảng, Nhà nước,
các đoàn thể chính trị - xã hội làm tấm gương cho xã hội noi theo.
Đường lối, chủ trương phát triển văn hóa của
Đảng phải được cụ thể hóa và thể chế hóa bằng pháp luật và chính sách phát triển.
Đồng thời, Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa
có trình độ cao, chuyên nghiệp, hiện đại, giàu tinh thần trách nhiệm.
Đối với cống tác quản lý, Nhà nước cần tập
trung đối mới thể chế quản lý văn hóa cho phù hợp với xu hướng vận động, phát
triển văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Trước mắt, Nhà nước cần hoàn thiện chính sách
kinh tế trong văn hóa và văn hóa trong kinh tế, tăng cường đầu tư từ ngân sách
nhà nước cho hoạt động văn hóa một cách có hiệu quả, thiết thực. Đồng thời thực
hiện tốt chính sách xã hội hóa nhằm thu hút các nguồn lực trong nước và quốc tế
để phát triển văn hóa.
Thứ
hai, tiểp tục nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, trước hết là trong cán bộ, đảng
viên và nhân dân về vai trò của sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người
Việt Nam trong tình hình mới.
Tăng cường hơn nữa các
hoạt động tư tưởng văn hóa, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân
về vai trò của việc xây dựng con người và phát triển văn hóa. Đây là một quá trình
lâu dài, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Cần đấu tranh kiên quyết với những tư tưởng
coi nhẹ nhân tố con người và văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Quan điểm phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn hóa, chăm lo xây dựng
con người, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng
chính sách phát triển cần phải được quán triệt sâu sẳc trong hoạt động thực tiễn.
Khắc phục tình trạng chạy theo sức ép tăng
trưởng kinh tế, làm suy thoái môi trường văn hóa, tha hóa nhân cách con người.
Phải đặt văn hóa và con người Việt Nam vào vị trí trung tâm đảm bảo sự phát triển
bền vững của đất nước, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển.
Việc nâng cao nhận thức về vai trò của nhân tố
con người và văn hóa trong quá trình phát triển phải được tiến hành đồng bộ và
toàn diện ở tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội, tạo nên
sự đồng thuận và thống nhất trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của
đất nước.
Thứ
ba, phải đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục - đào tạo, phát triển
và quản lý tốt hệ thống truyền thông đại chúng, phát triển văn hóa nghệ thuật,
đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay. Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy đối mới mục tiêu đào tạo; hệ thống
tổ chức; loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung và phương pháp dạy và học; cơ
chế quản lý; cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện đảm bảo... trong toàn bộ hệ
thống giáo dục (từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông, đại học, dạy nghề...).
Đổi mới căn bản giáo dục
và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng con người, nâng cao phẩm giá, nhân cách con
người Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Cần có những biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ và
chế tài để quản lý tốt truyền thông đại chúng, phát huy những mặt tích cực, hạn
chế tiêu cực, tác dụng trái chiều của truyền thông đại chúng trong xây dựng,
phát triển con người và văn hóa Việt Nam. Bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân tộc
truyền thống, phát triển nghệ thuật hiện đại, góp phần tích cực xây dựng văn
hóa, con người Việt Nam.
Thứ
tư, tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa,
xây dựng giá trị và nhân cách con người Việt Nam, tạo lập môi trường văn hóa
tinh thần lành mạnh, khuyến khích các tài năng văn hóa nghệ thuật, các nhà văn
hóa, các nghệ nhân sáng tạo văn hóa mới.
Cần nâng cao chất lượng và hiệu quả thiết thực
của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Chú trọng vào xây dựng
hệ giá trị và chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhấn mạnh xây dựng nhân cách văn hóa,
xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể
chính trị - xã hội làm gương sáng cho xã hội noi theo. Đồng thời, tôn vinh tài
năng tạo cơ hội và điều kiện khuyến khích các tài năng văn hóa nghệ thuật, các
nhà văn hóa sáng tạo văn hóa mới, nhất là tài năng trẻ cống hiến cho sự nghiệp
xây dựng, phát triển văn hóa, con nguời Việt Nam.
Thứ
năm, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống;
khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực xây dựng, phát triển văn hóa,
con người hiện nay.
Tình trạng suy thoái, tha hóa về tư tưởng, đạo
đức, lối sống hiện nay diễn ra phức tạp. Vì vậy, cần phải phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả dân tộc để chống tình trạng suy thoái này bằng các biện pháp hữu hiệu,
đặc biệt là cuộc đấu tranh với giặc “nội xâm” quan liêu, tham nhũng, sa đọa,
tha hóa về lổi sống và đạo đức xã hội. Kiên quyết đấu tranh, nghiêm trị kịp thời
các tiêu cực, tệ nạn và tội phạm xã hội làm ô nhiễm bầu không khí văn hóa tinh
thần của nhân dân. Ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động văn hóa
trên phạm vi cả nước. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc
truyền thống.
Thứ
sáu, đẩy mạnh hoạt động văn hóa đối ngoại và giao lưu văn hóa, tiếp biến tinh
hoa văn hóa nhân loại để xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trên
những tầm cao mới.
Hiện nay văn hóa - nguồn “sức mạnh mềm”, được
coi là một bộ phận rất quan trọng góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp quốc gia.
Vì vậy, cần phải đặc biệt quan tâm đầu tư đẩy mạnh ngoại giao văn hóa, phát triển
sức manh mềm của văn hóa Việt Nam, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế
giới, tiếp nhận và biến đổi tinh hoa văn hóa thế giới cho phù hợp với dân tộc để
phát triển văn hóa và con người trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Gần đây, trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ
chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục nêu ra các giải pháp phát triển văn hóa, con
người Việt Nam trong tình hình mới như sau:
- Tiếp tục đối mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với lĩnh vực văn hóa;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
về văn hóa;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn
hóa;
- Tăng cường các nguồn lực cho văn hóa.
Đây là các giải pháp cấp
thiết cần được tiến hành đồng bộ trong quá trình thực hiện xây dựng, phát triển
văn hóa, con người ở nước ta trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, cần phải căn
cứ vào điều kiện, đặc điểm và hoàn cảnh thực tiễn của từng ngành, từng địa
phương để vận dụng sáng tạo các giải pháp này, tạo nên sự phát triển thống nhất
và đa dạng về văn hóa, con người Việt Nam trong xã hội hiện đại.
Nhận xét
Đăng nhận xét