KHÔNG CÓ VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÓ "QUÂN ĐỘI TRUNG LẬP", "ĐỨNG NGOÀI CHÍNH TRỊ"

Kỳ Anh

Thời gian gần đây trước thềm Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các thê lực thù địch trong và ngoài nước luôn rêu rao quan điểm "quân đội nhân dân Việt Nam phải trung lập, đứng ngoài chính trị", "quân đội là công cụ chung của toàn xẵ hội không mang bản chất giai cấp"... Thực chất các quan điểm này là âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội, nhằm làm suy yếu sự lẵnh đạo của Đảng cộng sản, làm giảm sức chiến đấu, từng bước làm thoái hóa chính trị tư tường, phai nhạt bản chất cách mạng của quân đội ta.

Thực tiễn tổ chức và hoạt động của quân đội tổ chức và hoạt động của quân đội trong lịch sử chứng minh và khẳng định: Không có quân đội "trung lập" đứng ngoài chính trị. Quân đội ra đời gắn liền với sự xuất hiện giai cấp nhà nước, giai cấp thống trị. Những quân đội đầu tiên xuất hiện trong xã hội chiếm hữu nô lệ, quân đội dưới sự chỉ huy của các chủ nô, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ nhà nước chủ nô, trấn áp sự phản đối của nhân dân. Trong xã hội phong kiến, quân đội không chỉ bảo vệ nhà nước phong kiến mà còn tiến hành đàn áp phong trào nông dân trong nước và đỉ xâm lược, mở mang lãnh thổ, áp bức nô dịch các nước, các dân tộc khác. Thời cận đại Quân đội xã hội tư bản, quân đội các nước XHCN thì bảo vệ lợi ích chính trị, kinh tê của giai cấp lãnh đạo cầm quyền. Xuyên suốt lịch sừ ra đời của nhà nước, mỗi quốc gia dân tộc, tổ chức và hoạt động của quân đội đều tuân theo quy luật "quân sự phục tùng chính trị". Mọi hoạt động của quân đội đều do quan điểm, đường lối chính trị của giai cấp, nhà nước, đảng chính trị tổ chức ra quân đội quyết định, không có quân đội trung lập đứng ngoài chính trị. Lênin khẳng định: "hiện nay cũng như trước kia và sau này quân đội không bao giờ có thể trung lập được".

Trên thê giới hiện nay, quan điểm quân đội phải trung lập, đứng ngoài chính trị thường xuất hiện ờ các nước đa nguyên chính trị, đa đảng đổi lập nhất là khỉ sự tranh giành quyền lực giữa các đảng phái chính trị diễn ra giữa các đảng phái chính trị diễn ra gay gắt, dẫn tới khủng hoảng chính trị kéo dài, đơn cừ như Thái Lan, một đất nước thiết lập chê độ quân chủ lập hiến năm 1932 đến nay đẵ xảy ra 18 cuộc đảo chính quân sự. Chính phủ và các đảng phái chính trị đều ra sức tranh thủ sự ủng hộ về chính trị của quân đội.

Ở Mỹ, với cấu trúc chính trị lưỡng Đảng, tuy Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền, nhưng thực chất đây chỉ là tổ chức đại diện cho các tập đoàn tư bản có lợi ích khác nhau mà thôi cho dù sự tranh giành quyền lực giữa hai đảng diễn ra rất gay gắt. trong bối cảnh đó nhiều chính khách chính trị và tướng lĩnh quân đội Mỹ yêu cầu: "quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị". Thực chất là họ muôn quân đội đứng ngoài cuộc tranh giành quyền lực của hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Còn thực tế quân đội Mỹ không đứng ngoài chính trị, vẫn phục tùng đường lối chính trị của giới cầm quyền.

Quân đội nhân dân Việt Nam là một quân cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân; đồng thời mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, là lực lượng trung thành, tin cậy bảo vệ Đảng, nhân dân và Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tính chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam thể hiện ờ lí tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, vì hạnh phúc của nhân dân, là sự trung thành tuyệt đôi với Tổ quốc, với Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa và gắn bó máu thịt với nhân dân; ờ cơ chế lãnh đạo, chỉ huy thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đổi với quân đội thể hiện ở các chức năng, nhiệm vụ của đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. Đảng, Nhà nước ta luôn xác định xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lương tổng hợp và sức mạnh chiến đấu toàn diện của quân đội, kiên quyết đấu tranh chổng "phi chính trị hóa quân đội". Đảng lãnh đạo "tuyệt đổi, trực tiếp về mọi mặt" đối với quân đội là một nguyên tắc bất dỉ bất dịch không thể thay đổi.

  

Nhận xét