Với đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế – xã hội đất nước, kể từ sau Đại hội VI (12/1986) đến nay, nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào trên tất cả các mặt, lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, thời gian gần đây một số phần tử cơ hội chính trị, bất mãn với chế độ đã phủ nhận điều đó. Bài viết “không thể trông chờ hay van xin những kẻ độc tài và luôn cúi đế quốc ban phát dân chủ” của Âu Dương Thệ đã hầm hồ cho rằng: “tình hình mọi mặt của Việt Nam chúng ta sau hơn 9 năm ra đời các đề nghị trong Ý kiến chúng tôi: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước đã cho thấy càng xấu, càng tồi tệ và cực kỳ nguy hiểm”. Sự thật là không phải như vậy, bởi vì:
Trước năm 1986, kinh tế đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng bởi hậu quả của chiến tranh cùng sự bao vây, cô lập, cấm vận; lạm phát tăng cao trên 700%, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn; phải thường xuyên xin viện trợ từ nước ngoài. Trước tình hình như vậy, Đảng đã có những chủ trương, quyết sách đúng, trúng, tạo ra bước ngoặt mới cho đất nước đó là: xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn, sáng tạo, hợp lòng dân của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước đã diễn ra toàn diện, sâu sắc, khơi dậy được phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam vào quá trình dựng xây, phát triển đất nước.
Sau gần 35 đổi mới đất nước vượt qua biết bao thử thách, khó khăn đến nay đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử. Điều này được thể hiện rất rõ ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, về phát triển kinh tế – xã hội: năm 1989 xuất khẩu được 1,5 triệu tấn gạo, năm 2019 là 6,38 triệu tấn; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt khoảng 5,9%/năm. Quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tăng lên (năm 2020, GDP ước đạt 268,4 tỉ USD và thu nhập bình quân đầu người ước đạt 2.750 USD/người/năm). Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động tăng từ 4,3%/năm giai đoạn 2011 – 2015 lên 5,8%/năm giai đoạn 2016 – 2020. Đặc biệt, việc triển khai Chương trình 135 về phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa… cho đến nay các xã, cụm dân cư đã có đủ cơ sở xã hội thiết yếu, như: Điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế; an ninh, chính trị ổn định, vị thế và tiếng nói của Việt Nam ngày càng cao trong cộng đồng quốc tế. Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 186 nước trên tổng số 194 quốc gia thành viên Liên hiệp quốc. Việt Nam là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế và khu vực như Liên hiệp quốc, ASEAN, APEC, Phong trào Không liên kết… Mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thế nhưng những thành tựu về phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam những năm qua là không thể phủ nhận. Đại hội XII của Đảng đã nhận định: Những thành tựu đó tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới; khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo: con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.
Dễ ràng nhận thấy, những thành tựu nổi bật nêu trên là kết quả quá trình nghiên cứu, tìm tòi, công phu, thận trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đó là sự phản ánh đúng đắn, khách quan xu thế của thời đại và thực tiễn Việt Nam. Những thành tựu không thể phủ nhận của sự nghiệp đổi mới đất nước chính là minh chứng cho sự đúng đắn, trí tuệ và sáng suốt, quyết đoán của Đảng ta. Những luận điệu xuyên tạc của Âu Dương Thệ không gì khác hơn là nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nêu cao cảnh giác, không để mắc mưu các thế lực thù địch./.
Nhận xét
Đăng nhận xét