LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CHÍNH SÁCH DÂN SỐ CỦA ĐỖ NGÀ 30 Tháng Năm, 2020 Ly Ly 0 Comments Mỗi khi Đảng, Nhà nước đưa ra một chủ trương, chính sách phát triển mới, các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị “chuyên nghề” chống phá lại tìm mọi cách “bới móc”, “xuyên tạc”, vì những mưu đồ chính trị đen tối, đi ngược lợi ích quốc gia, dân tộc. Bài viết Hạ sách của Đỗ Ngà được phát tán trên một số diễn đàn phản động gần đây – một lần nữa thể hiện rõ thủ đoạn này. Xuyên suốt bài viết, Đỗ Ngà đã “viện dẫn” nhiều dẫn chứng để “xoáy sâu” những yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, từ đó cho rằng Quyết định số 588 phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030” là hạ sách, nhằm cứu vãn cho những biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã bế tắc!. Sự thật phải chăng là như vậy? Trong thời kỳ đổi mới, nhờ kiên trì thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, mức sinh của Việt Nam đã giảm rất nhiều. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, trung bình mỗi bà mẹ sinh khoảng 7 con, nay chỉ có 2 con, đạt “mức sinh thay thế”. Đây thực sự là một trong những biến đổi xã hội sâu sắc nhất ở Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua. Kết quả này đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ, sâu rộng theo hướng tích cực đến sự phát triển bền vững của nước ta. Thành công trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã góp phần đưa nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng, làm tăng GDP bình quân đầu người khoảng 2% mỗi năm. Ghi nhận thành tựu này, ngay từ năm 1999, Liên hợp quốc đã trao Giải thưởng Dân số cho Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình, mức sinh sẽ giảm sâu hơn, dưới ngưỡng “thay thế”, đất nước ta sẽ phải đối mặt với tình trạng dân số giảm, già hóa trầm trọng, thiếu lao động… từ đó, tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó, “mức sinh thay thế” ở nước ta còn chênh lệch đáng kể giữa các vùng. Ở các thành phố lớn, kinh tế phát triển “mức sinh thay thế” thấp trong khi đó một số vùng khó khăn thì mức sinh lại cao. Điển hình như vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, bình quân mỗi phụ nữ sinh dưới 2 con, nhưng ở một số tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc là 2,69 con, thậm chí có tỉnh bình quân mỗi bà mẹ sinh trên 3 con như Lai Châu… Thực trạng này đang tạo ra sức ép rất lớn cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và các vùng, miền. Nhận thức rõ nguy cơ “già hóa dân số”, Nghị quyết số 21 của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, đã nhấn mạnh chủ trương: “chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển” và xác định mục tiêu “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế”. Cụ thể hóa Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”. Mục tiêu của Chương trình này chỉ rõ: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.” Rõ ràng là, Nghị quyết, Quyết định về mục tiêu duy trì “mức sinh thay thế” của Đảng, Chính phủ hiện nay là hoàn toàn phù hợp, có cơ sở khoa học vững chắc, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển bền vững của Việt Nam. Nó hoàn toàn không phải là hạ sách như sự rêu rao, xuyên tạc của Đỗ Ngà. Còn nhớ đầu năm 2019, khi Luật An ninh mạng bắt đầu chính thức có hiệu lực, đám “kền kền” như Đỗ Ngà cũng xúm lại tung hô các luận điệu cho rằng đây là đạo luật “chống lại loài người”, “bịt miệng dân chủ”, “đàn áp bất đồng chính kiến”, “mất quyền tự do ngôn luận”… gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ trong quần chúng nhân dân đối với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, hiệu lực, hiệu quả trên thực tế của Luật An ninh mạng đã khiến bè lũ này phải “câm họng”. Đến nay, khi “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030” của Chính phủ vừa được ban hành, bọn chúng lại “hò nhau” xuyên tạc, chống phá. Nhưng chắc chắn Đỗ Ngà và bọn chúng sẽ tiếp tục phải chịu thất bại! Những luận điệu xuyên tạc, chống phá lạc lõng – một lần nữa giúp mỗi người dân Việt Nam hiểu thêm về âm mưu, thủ đoạn nham hiểm, bộ mặt phản trắc của Đỗ Ngà và đồng bọn của y./.


Mỗi khi Đảng, Nhà nước đưa ra một chủ trương, chính sách phát triển mới, các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị “chuyên nghề” chống phá lại tìm mọi cách “bới móc”, “xuyên tạc”, vì những mưu đồ chính trị đen tối, đi ngược lợi ích quốc gia, dân tộc. Bài viết Hạ sách của Đỗ Ngà được phát tán trên một số diễn đàn phản động gần đây – một lần nữa thể hiện rõ thủ đoạn này.

Xuyên suốt bài viết, Đỗ Ngà đã “viện dẫn” nhiều dẫn chứng để “xoáy sâu” những yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, từ đó cho rằng Quyết định số 588 phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030” là hạ sách, nhằm cứu vãn cho những biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã bế tắc!. Sự thật phải chăng là như vậy?
Trong thời kỳ đổi mới, nhờ kiên trì thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, mức sinh của Việt Nam đã giảm rất nhiều. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, trung bình mỗi bà mẹ sinh khoảng 7 con, nay chỉ có 2 con, đạt “mức sinh thay thế”. Đây thực sự là một trong những biến đổi xã hội sâu sắc nhất ở Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua. Kết quả này đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ, sâu rộng theo hướng tích cực đến sự phát triển bền vững của nước ta. Thành công trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã góp phần đưa nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng, làm tăng GDP bình quân đầu người khoảng 2% mỗi năm. Ghi nhận thành tựu này, ngay từ năm 1999, Liên hợp quốc đã trao Giải thưởng Dân số cho Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình, mức sinh sẽ giảm sâu hơn, dưới ngưỡng “thay thế”, đất nước ta sẽ phải đối mặt với tình trạng dân số giảm, già hóa trầm trọng, thiếu lao động… từ đó, tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó, “mức sinh thay thế” ở nước ta còn chênh lệch đáng kể giữa các vùng. Ở các thành phố lớn, kinh tế phát triển “mức sinh thay thế” thấp trong khi đó một số vùng khó khăn thì mức sinh lại cao. Điển hình như vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, bình quân mỗi phụ nữ sinh dưới 2 con, nhưng ở một số tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc là 2,69 con, thậm chí có tỉnh bình quân mỗi bà mẹ sinh trên 3 con như Lai Châu… Thực trạng này đang tạo ra sức ép rất lớn cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và các vùng, miền.
Nhận thức rõ nguy cơ “già hóa dân số”, Nghị quyết số 21 của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, đã nhấn mạnh chủ trương: “chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển” và xác định mục tiêu “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế”. Cụ thể hóa Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”. Mục tiêu của Chương trình này chỉ rõ: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.” Rõ ràng là, Nghị quyết, Quyết định về mục tiêu duy trì “mức sinh thay thế” của Đảng, Chính phủ hiện nay là hoàn toàn phù hợp, có cơ sở khoa học vững chắc, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển bền vững của Việt Nam. Nó hoàn toàn không phải là hạ sách như sự rêu rao, xuyên tạc của Đỗ Ngà. Còn nhớ đầu năm 2019, khi Luật An ninh mạng bắt đầu chính thức có hiệu lực, đám “kền kền” như Đỗ Ngà cũng xúm lại tung hô các luận điệu cho rằng đây là đạo luật “chống lại loài người”, “bịt miệng dân chủ”, “đàn áp bất đồng chính kiến”, “mất quyền tự do ngôn luận”… gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ trong quần chúng nhân dân đối với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, hiệu lực, hiệu quả trên thực tế của Luật An ninh mạng đã khiến bè lũ này phải “câm họng”. Đến nay, khi “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030” của Chính phủ vừa được ban hành, bọn chúng lại “hò nhau” xuyên tạc, chống phá. Nhưng chắc chắn Đỗ Ngà và bọn chúng sẽ tiếp tục phải chịu thất bại! Những luận điệu xuyên tạc, chống phá lạc lõng – một lần nữa giúp mỗi người dân Việt Nam hiểu thêm về âm mưu, thủ đoạn nham hiểm, bộ mặt phản trắc của Đỗ Ngà và đồng bọn của y./.


Nhận xét