CẢNH GIÁC VỚI THUẬT NGỤY BIỆN “CẦU VIỆN ĐẠO ĐỨC GIẢ” TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI


HT
Ngụy biện là một phạm trù rất rộng, theo quan niệm thường thấy, đó là cách  đưa ra lý do để bào chữa cho những cái sai rõ rành rành, nhưng tựu trung lại ngụy biện là những cách lập luận quanh co, phản lôgic nhằm khiến người khác phải hiểu sai sự thật. Ngụy biện “Cầu viện đạo đức giả” là loại ngụy biện chống lời buộc tội của ai đó bằng cách chỉ ra nó mâu thuẫn với hành động hay lời nói của anh ta - đáp lời buộc tội mình bằng cách buộc tội người đang buộc tội mình. Đây là loại ngụy biện trong đó kẻ ngụy biện thuyết phục độc giả một cách không khách quan, đầy thiên vị bằng cách chỉ dùng các thông tin, bằng chứng có lợi cho luận điểm của anh ta trong khi lại lờ đi, hay che giấu các thông tin, bằng chứng khác không có lợi cho luận điểm ấy.

Khi Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng lãnh hải lúc xứ này cho tàu xâm nhập bãi Tư Chính, ngày 17/7/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng, “Chính phủ Việt Nam nên tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc đối với một số khu vực trên Biển Đông và phía Việt Nam cũng nên kiềm chế hành động sẽ làm trầm trọng thêm tình hình trong khu vực”. Ông ta còn nói: “Chúng tôi hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ cân nhắc và tôn trọng chủ quyền và quyền hợp pháp của Trung Quốc tại vùng biển liên quan ở Biển Đông, cũng như sẽ không thực hiện hành động có thể khiến tình trạng xấu đi thêm nữa”.
Chúng ta tự hỏi rằng Trung Quốc có vùng biển nào ở khu vực bãi Tư Chính? Trong luận điệu của Cảnh Sảng còn hàm chứa một loại ngụy biện khác nữa: “Ngụy biện dùng bạo lực” (ad baculum fallacy hoặc appeal to force). Trong cách lý luận này, kẻ tranh luận thay vì bàn lý lẽ, luận lý đàng hoàng thì lại dùng sự đe dọa, ám chỉ đến những điều không hay xảy ra với người đối thoại để làm họ chùn bước, và từ đó phải chấp nhận quan điểm của anh ta một cách bị ép buộc.Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với quần đảo “Tây Sa”, tức quần đảo Hoàng Sa và cả Trường Sa của Việt Nam, theo nguyên tắc “chủ quyền lịch sử”. Lập luận của nước này là: Ngư dân Trung Quốc đã phát hiện ra các đảo này sớm nhất và đã đặt tên cho chúng. Nhưng các thủy thủ và ngư dân Trung Quốc không phải là những người duy nhất qua lại các quần đảo. Biển Đông từ lâu đời đã có thuyền bè của người Ấn Độ, Ả Rập, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp và nhiều nước khác lai vãng tới.
Cách này cũng gọi là “Ngụy biện thiên vị” (cherry picking fallacy) chỉ đưa ra những bằng cớ về phía mình mà lờ đi sự thật khoa học địa lý mà những nước khác cũng ghi nhận được.
Tiến sĩ Trần Công Trục phân tích: “Trung Quốc dựa vào cái gọi là chủ quyền lịch sử, danh nghĩa lịch sử. Căn cứ vào các sự kiện, các dữ liệu trong lịch sử để chứng minh chủ quyền là hết sức mơ hồ… Cho nên người ta căn cứ vào nguyên tắc thực sự: Đó là việc chiếm hữu với tư cách Nhà nước và thực thi chủ quyền đó rõ ràng, hoà bình, liên tục và có hiệu quả. Trung Quốc không có điều đấy”.
Ông Carlyle A. Thayer, Giáo sư Học viện Quốc phòng Australia bình luận: “Nếu theo cách suy luận của Trung Quốc thì liệu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có thể ra yêu sách với toàn bộ Đại Tây Dương hay không vì họ đã phát hiện ra nó từ thế kỷ XVI? Câu trả lời tất nhiên là không!”./.

Nhận xét