Gần đây trên các trang mạng xuất hiện bài viết
của Trân Văn với tựa đề: “2019 nCoV và Việt Nam: chính quyền thật sự đáng sợ”,
đã đưa ra những lời bịa đặt, xuyên tạc trắng trợn về tình hình dịch bệnh viêm
phổi cấp do virus Corona mới tại Việt Nam; quan điểm của nhà nước, chính phủ
Việt Nam về phòng, chống dịch bệnh cũng như cách thức chính quyền Việt Nam ứng
phó với dịch bệnh. Y chính là con virus gieo rắc nỗi sợ hãi, hoang mang trong
cộng đồng.
Vậy đâu mới là sự thật
về những lời nói của Trân Văn? Theo y, Việt Nam bắt chước Trung Quốc kiểm soát thông tin để bảo vệ sự ổn định chính trị.
Chính phủ Việt Nam bưng bít thông tin, người dân không biết được sự thật về
dịch bệnh. Thực tế, việc Chính phủ Việt Nam khuyến cáo người dân cập nhập thông
tin về dịch bệnh từ các nguồn chính thức là cần thiết trong bối cảnh nạn tin
giả về dịch bệnh đang lây lan tại Việt Nam và gây ra nhiều hệ lụy. “Đại dịch
virus tin giả” ngày càng lan rộng, đã và đang tạo nên một sự hoảng loạn thực sự
trong cộng đồng. Chính phủ Việt Nam không bưng bít thông tin về dịch bệnh như
lời bịa đặt, mà ngay từ khi dịch xuất hiện, Nhà nước đã chủ trương công khai,
minh bạch toàn bộ thông tin liên quan đến diễn biến dịch bệnh, nhấn mạnh công
tác truyền thông đến người dân, cộng đồng về dịch bệnh. Công văn số
267/BTTTT-TTCS của Bộ Thông tin và Tuyền thông về việc tuyên truyền phòng chống
dịch bệnh đã đề cập sâu sát đến vấn đề này. Cụ thể, các cơ quan báo chí có
trách nhiệm tăng thời lượng, số lượng các tin, bài khuyến
cáo, hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ nguy cơ và cách thức phòng ngừa dịch
bệnh, cập nhập thường xuyên, liên tục, chính xác,
đầy đủ trên tất cả các loại hình báo chí diễn biến tình hình dịch bệnh.
Hệ thống thông tin cơ sở cần tập trung thời lượng, tần suất
tuyên truyền phổ biến trên hệ thống cơ sở truyền thanh – truyền hình cấp huyện,
đài truyền thanh cấp xã những thông tin khuyến cáo người dân và cộng đồng để
phòng ngừa, hạn chế dịch bệnh. Tất cả những điều này đã thể hiện nỗ
lực của Nhà nước Việt Nam trong việc cung cấp cho người dân những thông tin
chính xác kịp thời, góp phần ngăn chặn đẩy lùi nguy cơ nhiễm bệnh. Trân Văn đã
cố tình trích dẫn không đầy đủ nội dung của công văn để làm dẫn chứng cho những
lời lẽ kích động thiếu căn cứ của mình nhằm trục lợi cá nhân. Không những vậy,
Trân Văn còn cho rằng các cơ quan chức năng Việt Nam thiếu hiểu biết, ý thức, trách nhiệm, nỗ lực, khả năng phòng ngừa
dịch bệnh trong khi thực tế hoàn toàn ngược lại. Với quyết tâm
cao, tinh thần vào cuộc quyết liệt, chủ động của cả hệ thống chính trị và nỗ
lực của các bộ, ngành, địa phương đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã kiểm soát
tốt tình hình dịch bệnh. Với tinh thần chống dịch như chống giặc,
dưới sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chuyên môn,
nhiều biện pháp thiết thực đồng bộ đã được thực hiện. Nỗ lực của Việt Nam đã
được ghi nhận. Tại buổi họp báo Bộ Y tế vào ngày 31-1, Trưởng nhóm đáp ứng sự
kiện khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới phát biểu là “đã thấy rõ sự cam kết của
Chính phủ Việt Nam với sự vào cuộc của tất cả các ban ngành để ứng phó với dịch
bệnh” đồng thời “đánh giá cao công tác giám sát, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều
trị các ca nhiễm virus corona”. Từ đó, có thể thấy những cáo buộc của Trân Văn
là không có cơ sở. Nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch bệnh là
không thể phủ nhận.
Như những kẻ cơ hội chính trị khác, Trân Văn
đã lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh và tâm lý lo lắng của cộng đồng,
cố tình “đổi trắng lấy đen” để đưa ra những lời vu khống xuyên tạc, gieo rắc
nỗi sợ hãi hoang mang trong người dân, làm suy giảm niềm tin của người dân với
Đảng, Nhà nước, từ đó kích động người dân chống chính quyền. Bởi vậy, bên cạnh
việc cập nhập thông tin, người dân cũng cần chủ động sàng lọc thông tin, cảnh
giác, và tự bảo vệ mình trước “con virus Trân Văn” để nó không lan rộng ra cộng
đồng và gây những hậu quả bất ổn cho xã hội./.
Từ những điều trên chúng ta cần nêu cao tinh
thần cảnh giác, kiên quyết không để những kẻ cơ hội chính trị đạt được mục đích
xấu xa của chúng./.
Ngọc Bảo ST
Nhận xét
Đăng nhận xét