ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÔNG CẦN NHỮNG GÓP Ý LẠC LÕNG, ĐẦY ÁC Ý




NIỀM TIN

Cổ nhân có câu: “Nhân vô thập toàn”; “Ngọc còn có vết”, theo đó trong cuộc sống, góp ý người khác và nghe người khác góp ý cho những thiếu sót của mình là rất sự bình thường. Đối với tầm quốc gia, trước những sự kiện trọng đại của đất nước, với những người nắm giữ những trọng trách lớn của đất nước thì càng được nghe nhiều lời góp ý. Song, sẽ không có gì cần bàn, nếu như những lời góp ý là phù hợp, mang mục đích tích cực vì lợi ích chung của nhân dân, của dân tộc. Nhưng lợi dụng góp ý để thực hiện mục đích ý đồ xấu xa, vụ lợi thì  lại khác.
Chẳng hạn, một số kẻ phản động, cơ hội chính trị tỏ ra là người có hiểu biết, có tâm huyết với đất nước nên đã đưa ra lời góp ý cho các vị lãnh đạo các cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam là: nên từ chức hay nên nghỉ hưu hoặc bàn giao cho người khác, nhưng Họ lại không biết rằng lời khuyên của họ lạc lõng vô cùng. Vì đây là một lời khuyên vi phạm nguyên tắc tổ chức không phải của riêng Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn là nguyên tắc của bất kể đảng chính trị nào trên thế giới, kể cả Đảng Dân chủ, hay Đảng Cộng hòa ở Mỹ. Nên nhớ các chức vụ trong Đảng , cao nhất là chức Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam hay chức vụ Chủ tịch Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa ở Mỹ đều do Đại hội của các Đảng bầu ra, theo những nguyên tắc bầu cử nhất định, mà mọi đảng viên dù ở cương vị nào cũng phải chấp hành. Như vậy, các chức vụ trong đảng, hay Tổng Bí thư thì đều thể hiện ý chí của Đại hội các cấp và Đại hội của Đảng, thay mặt đảng viên ở từng cấp, của toàn thể đảng viên chứ không phải là ý muốn của một cá nhân này hay cá nhân khác, dù họ nắm giữ cương vị gì.
Lời góp ý của các thế lực phản động, cơ hội chính trị còn lạc lõng vô cùng khi họ khuyên Đảng, Nhà nước, hay những nhà lãnh đạo Việt Nam cần nên làm cái này, không nên làm cái kia, thậm chí họ còn lớn tiếng góp ý rằng ở Việt Nam cần phải thay đổi, đổi mới nhanh, khẩn cấp về chính trị v.v.. Đây thực sự là những lời góp ý lạc lõng đầy ác ý. Tại sao lại như vậy? Bởi những góp ý của họ đâu phải là xuất phát từ tình cảm trân thành, vì lợi ích chung của cộng đồng, của dân tộc Việt Nam mà đều xuất phát từ “cái tôi” “cái tà tâm” của họ. Vì họ luôn luôn muốn đất nước Việt Nam bị xáo trộn về chính trị, mất ổn định đất nước, để họ thừa nước đục thả câu, làm những điều họ muốn nhằm đưa đất nước Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa lệ thuộc vào ngoại bang phương Tây.
Tại đây tôi hỏi các “ông”, “bà” cho mình là người có hiểu biết một câu - các “ông”, “bà” góp ý là ở Việt Nam là phải đổi mới thể chế chính trị hay phải thay đổi thể chế chính trị. Nếu là phải đổi mới thể chế chính trị thì Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm, đang làm và họ sẽ tiếp tục làm mạnh mẽ hơn. Thế thì lời khuyên của các “ông”, “bà” là thừa, không giá trị. Nguyên nhân của những lời khuyên thừa đó có thể là các “ông”, “bà” thiếu thông tin, hoặc bị “sự cố về các giác quan” cố tình không nhìn thấy sự đổi mới thể chế chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Còn nếu các “ông”, “bà” muốn nói là thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay, để thể chế chính trị ở Việt Nam được tổ chức theo kiểu phương Tây theo hướng như các thể chế chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu hiện nay, thì tôi thưa với các “ông”, “bà” đôi điều sau:
 Vấn đề tiêu chí để đánh giá thể chế chính trị là tốt hay xấu có thể có nhiều, thậm chí rất nhiều nhưng dù nhiều tiêu chí đến mức độ nào đi chăng nữa thì rốt cuộc tiêu chí để đánh giá thể chế chính trị là tốt hay xấu suy cho đến cùng là: khả năng của thế chế chính trị đó trong việc cải thiện được đời sống nhân dân và khả năng thể chế chính trị đó trong nâng cao vị thế dân tộc trên trường quốc tế. Đối chiếu với hai tiêu chí đó, thì thể chế chính trị hiện nay ở Việt Nam từ khi ra đời tới nay đã đưa chất lượng cuộc sống của tuyệt đại đa số người dân Việt (trừ những kẻ Việt gian, phản quốc) được nâng lên rất nhiều, vị thế dân tộc Việt Nam đã từ một dân tộc không có tên trong bản đồ thế giới đã là thành viên tích cực có vai trò quan trọng trong các tổ chức quốc tế kể cả Liên hiệp quốc. Còn thể chế chính trị của Liên Xô thời xã hội chủ nghĩa trước đây đã đưa đất nước này là cường quốc, có thế và lực ngang ngửa với Hoa Kỳ, người dân sống hạnh phúc. Còn giờ đây, đời sống của người dân Nga ra sao, nền kinh tế nước Nga hiện nay như thế nào, điều đó chắc các “ông”, “bà” biết rất rõ. Cho nên, nếu các “ông”, “bà” có ý định khuyên các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đưa thể chế chính trị thay đổi theo hướng này thì đây chắc chắn là những lời khuyên lạc lõng đầy ác ý vô cùng. Do đó, theo tôi những lời khuyên của các “ông”, “bà”  “xin hãy giữ yên trong lòng làm của gia bảo”, Đảng và nhân dân Việt Nam không cần những lời khuyên lạc lõng, đầy ác ý đó.

Nhận xét