NHỮNG DẤU ẤN THÚ VỊ CỦA NHÀ TRẦN



Năm 1225 nhà Trần được lập nên. Xuất thân từ những người làm nghề chài lưới, con cháu nhà Trần từ phận “ngư, tiều” một nước tiến lên hàng “công, khanh” tạo nên một trong những triều đại huy hoàng nhất lịch sử Việt Nam. Với 175 năm tồn tại xung quanh triều đại này có một số vấn đề lưu ý:
🎍Không làm vua nhưng là Thái thượng hoàng đầu tiên
Tháng 12 năm Ất Dậu (1225) Trần Cảnh được vợ là vua Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi, trở thành vua đầu tiên của nhà Trần, tức Trần Thái Tông. Cha Trần Cảnh là Trần Thừa chưa một ngày làm vua nhưng được Thái sư Trần Thủ Độ sắp xếp làm Thái thượng hoàng giúp vua con trị nước. Ông là Thái thượng hoàng đầu tiên của nhà Trần và của chế độ phong kiến Việt Nam. Khi mất đi Trần Thừa được con phong là Thái Tổ, nghiễm nhiên như “vua” sáng nghiệp nhà Trần dù chưa an tọa ở bệ rồng bao giờ.
🎍Hai người tài trong một bộ Tam khôi
Khoa thi Hội năm 1247 đời Trần Thái Tông, trong hàng Tam khôi có Trạng nguyên Nguyễn Hiền 13 tuổi, Bảng nhãn Lê Văn Hưu 18 tuổi, Thám hoa Đặng Ma La 14 tuổi. Đây là khoa thi mở đầu học vị Tam khôi của khoa bảng Việt Nam và là khoa thi hàng Tam khôi có ba người trẻ tuổi nhất. Đặc biệt Trạng nguyên Nguyễn Hiền (1234-?) là trạng nguyên trẻ nhất trong các trạng nguyên cổ kim đất Việt. Còn Lê Văn Hưu được sử ghi danh là nhà sử học đầu tiên của nước Nam với công trình Đại Việt sử ký năm 1272.
🎍Kết hôn… độc lạ (chả giống ai mà chả ai dám giống 🐲)
- Cuộc kết hôn của Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh là cuộc hôn nhân trẻ thơ nhất Việt Nam. Thường thì “nữ thập tam, nam thập lục” có thể hôn phối, nhưng lúc đó đôi trẻ này đều ở tuổi lên 7 (cùng sinh năm 1218). Thật là một cuộc tảo hôn. Nhưng cũng nhờ cuộc hôn nhân đượm màu mưu lược này đã giúp cho nhà Trần chuyển giao quyền lực một cách ngoạn mục mà không phải hao tổn xương máu của nhân dân. Đó là cuộc hôn nhân vì đại cục!
- Tháng 8 năm Bính Tuất (1226) Thái sư Trần Thủ Độ và cựu Hoàng hậu nhà Lý Trần Thị Dung cưới nhau. Vốn Trần Thủ Độ là con chú, Trần Thị Dung là con bác, theo lý Trần Thủ Độ gọi Trần Thị Dung là chị, nhưng hai chị em lại có tình ý với nhau tuổi thanh xuân nên sau khi nhà Lý đổ, vua Lý Huệ Tông chồng Trần Thị Dung mất, mối lương duyên thuở xưa mới được kết lại.
- Công chúa Phật Kim (tức Lý Chiêu Hoàng) lấy Trần Cảnh đã lâu không có con nối dõi. Năm 1237 Trần Thủ Độ ép Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên vợ Trần Liễu làm vợ. Oái oăm ở chỗ Thuận Thiên là chị ruột Phật Kim và Trần Liễu là anh ruột Trần Cảnh. Xét hai bề Trần Cảnh lại lấy người vừa là chị vợ, vừa là chị dâu của mình. Việc này ad không hiểu Thái sư có thần cơ diệu toán gì ở đây, nhưng sự kiện này đã kết nên một màn ân oán giữa anh em Liễu - Cảnh, và cũng chính vì vậy đã khắc tạc được cốt cách bất phàm của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - vì báo quốc mà quyết không đòi nợ nhà. Có lẽ đây chính là khí tiết lấy đại cục làm trọng, vì bách gia mà căn cơ, toan tính điển hình của dòng dõi Đông A.
🎍Dùng tiền giấy đầu tiên
Theo Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa hạ, tháng 4, bắt đầu phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao”. Việc này diễn ra năm 1396 đời vua Trần Thuận Tông. Tiền giấy Thông bảo hội sao có 7 loại mệnh giá từ 10 đồng đến 1 quan. Triều Trần là triều đại đầu tiên cho dùng tiền giấy ở Việt Nam và Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới sau nhà Minh (1368-1644) Trung Quốc dùng tiền giấy.
🎍Sính lễ cưới sang chảnh bậc nhất
Nghi lễ cưới hỏi trong dân gian thể hiện "mặt mũi" và sự TRÂN TRỌNG, tương kính mối lương duyên của hai nhà trai gái. Do đó, đám cưới cần có đủ các lễ vật từ trầu cau, chè thuốc đến tiền cheo, lễ lạc đính kèm... Đám cưới của hoàng tộc, nhất lại là kết hôn sự với lâng bang lại càng phải thể hiện "mặt mũi" của hoàng gia cũng như thể diện và sự phồn vinh của đất nước. Do đó, nghi thức cưới hỏi của hoàng tộc nhà Trần có thể coi là đình đám và tưng bừng bậc nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam.
Mối lương duyên giữa vua Chămpa Chế Mân với công chúa Huyền Trân vào năm Bính Ngọ (1306), ngoài lễ vật dạm hỏi gồm hương liệu qúy, vàng bạc, châu báu… vua Chế Mân hào phóng cắt luôn hai châu Ô, Lý (tương ứng vùng đất Bắc Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế nay) để có rước được công chúa cành vàng lá ngọc về dinh. Lại là một cuộc hôn nhân vì đại cục và vì xã tắc non sông, đã đem về sự thịnh vượng và mở mang bờ cõi cho Đại Viêt
🎍Đánh giặc khiến cả thế giới phải nghiêng mình
Nhà Trần với chính sách hoà hảo lân bang, dùng mưu lược để đem về ấm no thái bình cho con dân Đại Việt. Nhưng hiền không có nghĩa là dễ bị "bắt nạt". Những chiến công hiển hách trong triều đại huy hoàng này trong công cuộc đánh tan giặc ngoại xâm phải kể đến 3 lần đại thắng quân Nguyên Mông, một đội quân xâm lược bất khả xâm phạm lúc bấy giờ, vó ngựa của họ ruổi đến đâu cỏ không mọc được đến đó. Lần lượt vùng Trung Á, đất Ba Tư đến Bắc Âu rồi nước Kim, Hạ, Tống cúi rạp đầu thuần phục.
Ấy thế mà đội quân ngang ngược làm mưa làm gió khắp đất Bắc, trời Tây ấy về đến xứ Đại Việt bé như "cái đấu" ấy đã bị vua tôi nhà Trần đánh cho tụt cả giáp, không ngóc đầu lên được. Mà đâu phải chỉ một lần, tận 3 lần cho tiệt nọc, cho hóc phải xương, cho tan tành xác pháo. Đội quân lẫy lừng ấy với với lòng quyết tâm tột độ và mưu lược đỉnh cao đã toàn thắng quân Nguyên Mông lần lượt vào các năm 1258, 1285, 1288.
🎍Nhiều quân sĩ khắc chữ lên cánh tay nhất
Để tỏ rõ ý chí giết giặc, năm 1285 quan quân nhà Trần tất thảy đều thích lên cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết quân Thát Đát - tức quân Mông Cổ). Sử cũ còn chép lại: “Ngày 12, quân giặc đánh Gia Lâm, Vũ Ninh, Đông Ngàn, bắt được nhiều quân ta, thấy người nào cũng thích hai chữ “Sát Thát” bằng mực vào cánh tay, tức lắm, giết hết”. (Các bác biết ai là người nghĩ ra 2 chứ Sát Thát này không 😊)
🎍 Tổ chức Hội nghị dân chủ đầu tiên
Năm 1284, Thượng hoàng Trần Thánh Tông tổ chức Hội nghị Diên Hồng tại Hoàng thành Thăng Long, mời tất cả các vị bô lão trong nước, đại diện cho nhân dân cả nước về Hội nghị. Lần đầu tiên những ông cụ tuy có địa vị thấp hèn, quanh năm tay bùn chân lấm, nay bỗng dưng được triều đình mời vào tận hoàng cung để bàn quốc gia đại sự, tinh thần của các vị bô lão phấn chấn khác thường.
Đại Việt sử ký toàn thư có chép lại rằng: "Thượng hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão điều nói "đánh", muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng".
Hội nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các bô lão có thể coi là những đại biểu của dân. Sau hội nghị, chính các phụ lão là những người truyền đạt lại chủ trương của chính quyền đến người dân.
Đây đúng là một hành động thể hiện tầm tư tưởng vượt bậc của triều Trần cũng như tư tưởng vì đại cục của dòng dõi Đông A đáng kính phục này.
🎍 Có chết cũng quyết dốc lòng báo quốc
Sau thất bại năm 1258, đến năm 1285, vua Nguyên sai con trai là Thoát Hoan kéo quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, tiến vào Thăng Long. Trước thế rất mạnh của địch, thượng hoàng Trần Thánh Tông tỏ ra lo lắng, hỏi có nên hàng không. Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo trả lời: “Bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng”.
- Dựa theo Đại Việt sử ký toàn thư -
Nguồn: Đại Việt sử quán
Bộ môn Lịch sử Việt Nam đại cương
#Nờ
#Hvpcpd

Nhận xét