LÀM RÕ THÊM MỘT SỐ VẤN ĐỀ


Bạn vẫn thường được nghe về Chủ nghĩa xã hội, vậy bạn đã hiểu gì về nó? Để biết và hiểu rõ về chủ nghĩa xã hội thì có lẽ dù viết dài đến bao nhiêu cũng không thể mô tả được một cách trọn vẹn, nhưng dưới đây sẽ là những gì cơ bản nhất để giúp bạn có 1 sự định hình về chủ nghĩa xã hội và việc đi lên chủ nghĩa xã hội!
1. Tư tưởng XHCN.
Xã hội phát triển mọi mặt đều hướng tới con người chứ không phải hướng tới duy nhất là lợi nhuận, tức là giải phóng toàn thể loài người khỏi áp bức, bóc lột, bất công, nghèo nàn, lạc hậu và không ngừng nâng cao đời sống, hạnh phúc cho toàn thể loài người.
Cụ thể đó là xây dựng một xã hội không có người bóc lột người, không có khoảng cách xa giàu-nghèo, không có thất học, thất nghiệp, vô gia cư, không tội phạm và tệ nạn xã hội; các dịch vụ y tế, đi lại, văn hoá, nghệ thuật, thể thao, du lịch, giải trí, phúc lợi xã hội được quan tâm đúng mức.
2. Xây dựng CNXH.
Gọi một nước là XHCN (hay hệ thống các nước XHCN) là cách gọi tắt, rằng các nước này đang xây dựng CNXH (tức là đang tiến lên CNXH), chứ không phải ở các nước đó đã có CNXH.
CNXH phải hoàn thiện song song cả 2 mặt:
Một là, Tư tưởng XHCN thực hiện trên toàn diện các chính sách xã hội,
Hai là, nền sản xuất đạt trình độ khoa học-kỹ thuật cao, tạo ra năng suất cao đủ làm thay đổi phương thức sản xuất từ quan hệ tư hữu, thành công hữu trên quy mô toàn xã hội.
Liên xô và Đông Âu chưa đạt trình độ ở mặt thứ hai này. Vì vậy hệ thống XHCN thế kỷ 20 chưa có CNXH một cách đầy đủ, hoàn thiện.
Khi Liên xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, các thế lực chống Cộng hoặc đã lầm lẫn, hoặc đã xuyên tạc rằng CNXH đã sụp đổ vì chưa có CNXH.
3. CNXH Thời bình.
Sau khi chính quyền XHCN (chính quyền xây dựng CNXH) được thiết lập năm 1917, Liên xô bắt đầu cuộc nội chiến giữa chính quyền XHCN non trẻ với tàn quân của chính quyền cũ. Khoảng năm 1922, cuộc nội chiến kết thúc, Liên xô bắt đầu công cuộc xây dựng CNXH thời bình. V.I.Lê-nin đã vạch ra đường lối xây dựng CNXH mới, gọi là Chính sách Tân kinh tế NEP.CNXH là sự kết hợp giữa Chính quyền của giai cấp Công nhân và Kinh tế Thị trường với các quy luật kinh tế khách quan (quy luật giá trị, nhiều thành phần, cạnh tranh thi đua, chuyên môn hoá, phân công hợp tác – tức phá sản, sáp nhập, động lực khuyến khích lợi ích vật chất…)
Lê nin chỉ ra rằng, Kinh tế Thị trường (với các quy luật khách quan) là tài sản trí tuệ của nhân loại mà chính quyền GC Công nhân phải kế thừa, chứ không phải là đặc thù riêng có của CNTB!Đây chính là mô hình (xây dựng) CNXH Thời bình mà cuối thế kỷ 20 các nước XHCN (xây dựng CNXH) đã cải tổ (Liên xô), cải cách (Trung Quốc) hay đổi mới (Việt Nam) tuỳ theo cách gọi.Vậy tại sao mãi tới cuối thế kỷ 20, tư tưởng của Lê-nin, chính sách Tân kinh tế của Ông mới được thực hiện? Vì phải xây dựng CNXH thời chiến.
4. CNXH Thời chiến.
Thời chiến” ở đây không chỉ là thời chiến tranh nóng giết chóc và tàn phá (vũ lực), mà còn là chiến tranh lạnh: Bao vây cấm vận và đối đầu, đe doạ tấn công vũ lực.
Sau khi Lê nin qua đời năm 1924, Liên xô là nước XHCN (xây dựng CNXH) duy nhất, bị cả thế giới Tư bản - mà đỉnh cao của nó là chủ nghĩa Đế quốc và Chủ nghĩa Phát xít, bao vây, cấm vận và đe doạ tấn công vũ lực. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Liên xô phải xây dựng CNXH theo mô hình Thời chiến: Nền kinh tế có kế hoạch và cân đối (cân đối hợp lý giữa cơ cấu mọi ngành kinh tế của một quốc gia độc lập và cô lập) để tự cung tự cấp mọi nhu cầu của đất nước. Đó là mô hình xây dựng kinh tế theo ý chí của con người (sau này gọi là “Duy ý chí”), chứ không phải theo các động lực của thị trường.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, mô hình này vẫn áp dụng với các nước XHCN mới hình thành, vì thế đối đầu thù địch, chiến tranh lạnh đã phát triển tới quy mô toàn cầu giữa hệ thống TBCN đang lớn mạnh và hệ thống XHCN non trẻ.
Nền kinh tế “Duy ý chí” (Phi thị trường hay sau này gọi là “Bao cấp”) trái với đường lối Tân kinh tế của Lê nin, tuy phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và đạt những thành tựu nhất định, nhưng đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của các nước XHCN so với các nước TBCN.
5. Mô hình (xây dựng) CNXH Thời chiến có phải là sai lầm không?
Không! Bởi vì đó là sự bắt buộc do hoàn cảnh lịch sử tạo ra. Không phải là sai lầm, mà là sự thiệt thòi tất yếu của những nước non trẻ so với những nước đã phát triển hàng trăm năm. Nó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, vì nó đảm bảo tự cung tự cấp cho sự tồn tại và phát triển trong thế bị bao vây, cấm vận (hay chiến tranh tàn phá như miền Bắc Việt Nam thời chống Mỹ). Nếu lịch sử quay lại, thì đó là sự lựa chọn bắt buộc và phù hợp.
Đến cuối thế kỷ 20, mô hình xây dựng CNXH Thời chiến tan rã, hoàn thành sứ mệnh lịch sử, vì 2 lý do chính sau đây:
- Thế đối đầu thù địch giữa hai hệ thống XHCN và TBCN đã cân bằng do đã có sự cân bằng tiềm lực quân sự giữa hai khối, nguy cơ tấn công và đe doạ tấn công đã bớt căng thẳng.
- Nền sản xuất thế giới đã phát triển đến trình độ phân công, hợp tác toàn cầu (Toàn cầu hoá) đúng như học thuyết Mác-xít đã vạch ra.
- CNTB đang giãy chết, nó đang đến gần hơn với CNXH cả về hệ thống chính sách xã hội (thường được gọi là “an sinh xã hội”), cả về phương thức sở hữu.
----------------
Bộ môn Lý luận và phản biện xã hội
#ThShy
#Hvpcpd

Nhận xét